Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Anh, Pháp, Đức chính thức cáo buộc Iran phá vỡ Thỏa thuận hạt nhân

Kinhtedothi - Các quốc gia châu Âu đã kích hoạt "cơ chế tranh chấp", cáo buộc Iran vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận Iran ký năm 2015.
Việc Anh, Pháp và Đức hôm 14/1 kích hoạt cơ chế tranh chấp về Thỏa thuận Hạt nhân Iran, còn được gọi là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA), có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp quốc.
Anh, Pháp và Đức chính thức cáo buộc Iran vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận ký với các cường quốc năm 2015.
"Chúng tôi không chấp nhận lập luận rằng Iran có quyền giảm việc tuân thủ các cam kết trong JCPOA", tuyên bố chung của Anh, Pháp và Đức nêu rõ.
Các nước châu Âu cho biết đang hành động để tránh một cuộc khủng hoảng về phổ biến hạt nhân bên cạnh một cuộc đối đầu leo thang ở Trung Đông.
Để kích hoạt cơ chế này, các quốc gia châu Âu đã thông báo cho Liên minh châu Âu (EU), tổ chức giữ vai trò là người bảo đảm cho thỏa thuận hạt nhân quan trọng này.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Joseph Borrell cho biết mục đích này không phải nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt mà muốn Iran đảm bảo tuân thủ các cam kết trong JCPOA.
Sau nhiều tháng thực hiện dần dần để giảm sự tuân thủ, hôm 6/1 vừa qua Iran tuyên bố rằng họ sẽ loại bỏ các giới hạn trong việc làm giàu uranium.
3 nước châu Âu cho biết họ vẫn muốn cứu thỏa thuận hạt nhân với Tehran và không tham gia chiến dịch áp lực tối đa của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, quốc gia đơn phương rút khỏi hiệp ước năm 2018 và áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran.
Nga, một bên ký kết thỏa thuận, cho biết họ không thấy có căn cứ nào để kích hoạt cơ chế này và Iran đã gọi đây là một "sai lầm chiến lược". Bộ Ngoại giao Nga nói kích hoạt cơ chế này có thể khiến họ không thể tiếp tục thực hiện thỏa thuận.
Ngoại trưởng Iran chỉ trích động thái này. Bộ trưởng Mohammad Javad Zarif cho biết việc sử dụng cơ chế tranh chấp là vô căn cứ và là một sai lầm chiến lược từ quan điểm chính trị. Iran, phủ nhận chương trình hạt nhân của mình là nhằm chế tạo bom, đã dần dần rút lại các cam kết theo thỏa thuận kể từ khi Mỹ từ bỏ năm 2018. Họ lập luận rằng các hành động của Washington dẫn đến hành động như vậy.
Iran từ lâu đã cáo buộc các cường quốc châu Âu từ bỏ lời hứa sẽ bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi chỉ trích hành động "hoàn toàn thụ động" của ba nước.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ