Bão số 1 đổ vào đất liền, giật cấp 10, mưa to, sóng biển cao 3m

Nhóm PV
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin cập nhật mới nhất về tình hình bão số 1.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1 tại đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; Hòn Dáu (Hải Phòng) và Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9; Đầm Hà (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Cửa Ông và Móng Cái (Quảng Ninh), Phù Liễn (Hải Phòng) có gió giật mạnh cấp 6; Cô Tô (Quảng Ninh) có gió giật mạnh cấp 7.
Khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to.

Bão số 1 đổ vào đất liền, giật cấp 10, mưa to, sóng biển cao 3m - Ảnh 1

Hồi 13 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

Dự báo diễn biến bão (trong 12 giờ tới):

Thời điểm dự báo

Hướng, tốc độ

Vị trí

Cường độ

Vùng nguy hiểm

Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)

01h/19/7

Tây Tây Bắc, khoảng 20 km/h và suy yếu dần

22,7N-105,0E, trên khu vực Việt Bắc

< cấp 6

Phía Bắc vĩ tuyến 20,0N; Phía Tây kinh tuyến 109,0E

Cấp 3: Bắc vịnh Bắc Bộ, khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ


Dự báo tác động của bão

Trên biển:

-Khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Biển động.

Trên đất liền:

- Tỉnh Quảng Ninh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng có gió giật cấp 6-7.

Bắc vịnh Bắc Bộ có sóng biển cao 2,0-3,0m. 

C&aacute;c ngư d&acirc;n gia cố d&acirc;y buộc nối t&agrave;u với cầu cảng Nam Định để tr&aacute;nh va đập khi c&oacute; b&atilde;o. Ảnh: C&ocirc;ng Luật/TTXVN
Các ngư dân gia cố dây buộc nối tàu với cầu cảng Nam Định để tránh va đập khi có bão. Ảnh: Công Luật/TTXVN

Từ chiều ngày 18/7 đến ngày 19/7, ở khu vực Đông Bắc, Việt Bắc có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm; khu vực Tây Bắc có mưa to với lượng mưa 50-150mm, vùng đồng bằng Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-70mm. Đề phòng mưa với cường suất lớn gây ngập úng đô thị. Cảnh báo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.

Đề phòng nguy cơ xuất hiện giông, lốc kèm gió giật mạnh trong vùng ảnh hưởng hoàn lưu bão, cả trước và trong khi bão đổ bộ.

Chiến sĩ Đồn Bi&ecirc;n ph&ograve;ng Kim Sơn, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh B&igrave;nh th&ocirc;ng b&aacute;o về t&igrave;nh h&igrave;nh b&atilde;o số 1 cho ngư d&acirc;n. Ảnh: Th&ugrave;y Dung/TTXVN
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Kim Sơn, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thông báo về tình hình bão số 1 cho ngư dân. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN

Quảng Ninh: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp kiểm tra công tác phòng chống bão

Theo báo Quảng Ninh, sáng ngày 18/7, Đoàn công tác Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về Phòng chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó BCĐ làm trưởng đoàn đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng, chống bão tại Quảng Ninh. Cùng đi có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Thứ trưởng Bộ NN&amp;PTNT, Phó BCĐ Trung ương về PCTT Nguyễn Ho&agrave;ng Hiệp ki&ecirc;̉m tra tại H&ocirc;̀ Khe Giữa, TP C&acirc;̉m Phả. Ảnh:B&aacute;o Quảng Ninh
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó BCĐ Trung ương về PCTT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra tại Hồ Khe Giữa, TP Cẩm Phả. Ảnh:Báo Quảng Ninh

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó BCĐ Trung ương về PCTT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác phòng, chống mưa bão tại một số hồ đập, dự án đang thi công, hoạt động đảm bảo an toàn phương tiện tàu, thuyền, hoạt động xuất nhập khẩu tại địa bàn TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và TP Móng Cái.

Hiện một số con đường tại v&ugrave;ng ven biển của TP Quảng Ninh, người d&acirc;n đ&atilde; hạn chế ra đường để ph&ograve;ng tr&aacute;nh b&atilde;o số 1. Ảnh: PLO.vn
Hiện một số con đường tại vùng ven biển của TP Quảng Ninh, người dân đã hạn chế ra đường để phòng tránh bão số 1. Ảnh: PLO.vn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ ngày 16/7, Quảng Ninh đã thực hiện phân công 3 đoàn công tác do trực tiếp các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng, chống bão theo phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”.

Thứ trưởng Bộ NN&amp;PTNT, Phó BCĐ Trung ương về PCTT Nguyễn Ho&agrave;ng Hiệp ki&ecirc;̉m tra c&ocirc;ng tác phòng, ch&ocirc;́ng bão tại TP Móng Cái. Ảnh: B&aacute;o Quảng Ninh
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó BCĐ Trung ương về PCTT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác phòng, chống bão tại TP Móng Cái. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Mục tiêu đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, hạn chế thấp nhất những thiệt hại về tài sản. Do vậy, tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, hướng dẫn người dân, các đơn vị ứng phó bão, lũ.

Do ảnh hưởng của b&atilde;o số 1, tại v&ugrave;ng biển C&ocirc; T&ocirc;, M&oacute;ng C&aacute;i, Hải H&agrave;, Đầm H&agrave;, đ&atilde; c&oacute; gi&oacute; cấp 4-5, giật cấp 6-7. To&agrave;n tỉnh Quảng Ninh c&oacute; mưa, lượng mưa phổ biến 10-30 mm. Ảnh: PLO.vn
Do ảnh hưởng của bão số 1, tại vùng biển Cô Tô, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, đã có gió cấp 4-5, giật cấp 6-7. Toàn tỉnh Quảng Ninh có mưa, lượng mưa phổ biến 10-30 mm. Ảnh: PLO.vn

Qua kiểm tra, thị sát Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng lưu ý, bão số 1 di chuyển chậm, diễn biến phức tạp, do vậy không được chủ quan, lơ là. Bên cạnh công tác chuẩn bị phòng, chống tốt, rất cần phải cập nhật thường xuyên tình hình, diễn biến của bão; cần chuẩn bị kỹ phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”.

Tàu thuy&ecirc;̀n trú bão tại khu vực tránh trú phường Gi&ecirc;́ng Đáy, TP Hạ Long. Ảnh: B&aacute;o Quảng Ninh
Tàu thuyền trú bão tại khu vực tránh trú phường Giếng Đáy, TP Hạ Long. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Đặc biệt, sau bão sẽ là ảnh hưởng từ hoàn lưu, gây mưa lớn, khu vực Quảng Ninh dự báo lượng mưa đạt 300mm – 400mm, do vậy, mọi phương án ứng phó phải được chủ động. Tỉnh cần tiếp tục tập trung trong công tác chỉ đạo, điều hành từ cấp tỉnh đến cơ sở, thực hiện giám sát các tàu, thuyền đã về nơi tránh trú an toàn, không để ra khơi trong điều kiện thời tiết chưa đảm bảo; siết chặt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các hồ, đập trên địa bàn...

C&aacute;n bộ chiến sĩ Đ&ocirc;̀n Bi&ecirc;n phòng Trà C&ocirc;̉ k&ecirc;u gọi ngư d&acirc;n vào bờ. Ảnh: B&aacute;o Quảng Ninh
Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Trà Cổ kêu gọi ngư dân vào bờ. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Tỉnh cũng cần quan tâm, có phương án đảm bảo an toàn cho du khách, người dân các khu vực du lịch, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất; quan tâm đến đời sống bà con ngư dân... Đối với các mỏ khai thác trên địa bàn, các đơn vị cần có phương án cụ thể để phòng, chống mưa bão, ngập lụt, sạt lở hiệu quả. Mục tiêu cao nhất là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản cho người dân.

Hiện, Quảng Ninh đã bố trí các lực lượng với trên 1.000 người, sẵn sàng ứng trực bão số 1. Đến sáng 17/7, toàn tỉnh có trên 6.000 tàu các loại (trong đó có 231 tàu đánh bắt xa bờ) đã vào khu vực neo đậu an toàn. Về nuôi trồng thủy sản, tỉnh có hơn 14 nghìn lồng hiện đã kiểm soát, chằng chéo đảm bảo an toàn khi bão đổ vào đất liền.

CBCS Đ&ocirc;̀n Bi&ecirc;n phòng cửa kh&acirc;̉u Cảng Vạn Gia giúp d&acirc;n gia c&ocirc;́ mái nhà. Ảnh: B&aacute;o Quảng Ninh
CBCS Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Vạn Gia giúp dân gia cố mái nhà. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Ngoài ra, TP Móng Cái đã chủ động từ sớm trong công tác hỗ trợ nhân dân gia cố, chằng chống nhà cửa, kêu gọi các ngư dân trên các bè lên bờ, phát thông tin cảnh báo, đảm bảo an toàn tính mạng, tàu thuyền của ngư dân. 

Hiện tại trên địa bàn đang mưa rào, gió cấp 3-4. Đến thời điểm hiện tại địa bàn TP Móng Cái ổn định, không để xảy ra thiệt hại về người và tài sản do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão, các cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo; các công trình hồ thủy lợi, đê biển, đê sông, cống dưới đê ổn định.

Cà Mau: Chìm 2 tàu cá, hơn 30 nhà dân bị hư hỏng

Chiều 18/7, đại diện Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau thông tin trên báo Nhân Dân, ảnh hưởng của bão số 1 những ngày gần đây gây dông lốc nhiều nơi tại Cà Mau, ảnh hưởng tài sản, nhà cửa... của người dân.

Bão số 1 đổ vào đất liền, giật cấp 10, mưa to, sóng biển cao 3m - Ảnh 2

Tổng hợp nhanh đến sáng 18/7 từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, dông lốc đã làm sập và tốc mái 33 nhà dân, thiệt hại tài sản ước tính ban đầu hơn 400 triệu đồng.

Trong đó, địa bàn huyện Phú Tân có 11 nhà dân bị sập, tốc mái. Tương tự, huyện U Minh 20 căn nhà, huyện Trần Văn Thời bị tốc mái 2 căn. 

Thời tiết xấu những ngày qua trên vùng biển Cà Mau còn đánh chìm 2 tàu cá của ngư dân.

Trong sáng 17/7, Bộ đội Biên phòng Cà Mau tiếp nhận tin cầu cứu của thân nhân 2 tàu cá CM 5068 TS và CM 95227 TS.

Hai tàu nêu trên đang hoạt động khai thác trên biển thì bị sóng to, gió lớn nhấn chìm. Nơi tàu chìm thuộc vùng biển Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổng số 11 thuyền viên trên 2 tàu bị trôi dạt trên biển.

Ngay khi nhận được tin báo, Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau đã điều động lực lượng cứu hộ Đồn Biên phòng Khánh Hội phối hợp ngư dân tổ chức tìm kiếm và cứu vớt được tất cả thuyền viên nêu trên đưa vào bờ an toàn. Tuy nhiên, việc trục vớt tàu chìm gặp nhiều khó khăn do sóng to, gió lớn.

 Dừng tiếp nhận tàu bay đi/đến 3 sân bay lớn do bão số 1

Ngày 18/7, Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai thủ tục dừng tiếp nhận tàu bay đi/đến sân bay quốc tế Nội Bài từ 11h - 20h, Vân Đồn từ 9h - 19h, Cát Bi từ 9h - 19h ngày 18/7, do ảnh hưởng của bão số 1 (Talim).

Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không chủ động điều chỉnh lịch bay trong điều kiện có thể, chuyển lịch bay sớm lên trước hoặc lùi lại sau thời gian được khuyến cáo thời tiết xấu.

Các hãng hàng không quán triệt người lái tuân thủ các nguyên tắc an toàn trước và sau bão.

Chuẩn bị trước chuyến bay đi, đến sân bay quốc tế Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi. Tính toán lượng dầu, chọn sân bay dự bị từ Vinh, Đà Nẵng…

Theo thông báo mới nhất của nhà chức trách, sân bay Nội Bài (Hà Nội) sẽ mở cửa lại từ 18h ngày 18/7, sớm hơn 2 tiếng so với thông báo tối 17/7.

Vietnam Airlines triển khai giờ khởi hành mới (giờ địa phương) với các chuyến bay trong ngày 18/7 như sau: Chặng Singapore - Hà Nội: VN660 khởi hành lúc 16h05, VN662 khởi hành lúc 15h50; Chặng Băng Cốc - Hà Nội và chiều ngược lại: VN610 khởi hành lúc 17h, VN619 lúc 18h35, VN618 lúc 21h30, VN615 lúc 20h30; Chặng Hà Nội - Kuala Lumpur và chiều ngược lại: VN681 khởi hành lúc 18h25, VN680 khởi hành lúc 23h30; Chặng Hà Nội - Mumbai và chiều ngược lại: VN973 khởi hành lúc 18h20, VN972 khởi hành lúc 23h10; Chặng Incheon - Hà Nội: VN417 khởi hành lúc 18h10; Chặng Busan - Hà Nội: VN427 khởi hành lúc 18h05.

Chặng Narita - Hà Nội: VN311 khởi hành lúc 15h00; Chặng Osaka - Hà Nội: VN331 khởi hành lúc 17h25; Chặng Nagoya - Hà Nội: VN347 khởi hành lúc 15h15; Chặng Fukuoka - Hà Nội: VN357 khởi hành lúc 16h20; Chặng Hà Nội - Quảng Châu và chiều ngược lại: VN506 khởi hành lúc 18h20, VN507 lúc 22h20; Chặng Hồng Kông - Hà Nội: VN593 khởi hành lúc 19h50; Chặng Hà Nội - Đài Bắc: VN578 khởi hành lúc 18h10.

Trong ngày 19/7, VN614 từ Băng Cốc đi Hà Nội có giờ khởi hành lúc 00h10.

Đắk Nông: Bão số 1 gây ngập lụt cục bộ tại TP Gia Nghĩa

Báo Đắk Nông cho hay, do ảnh hưởng của bão số 1 (bão Talim), mấy ngày nay, trên địa bàn TP Gia Nghĩa và các huyện lân cận như: Đắk Glong, Đắk R'lấp và Đắk Song (Đắk Nông) đã có mưa vừa đến rất to, gây ngập lụt cục bộ một số khu vực.

Lượng nước từ c&aacute;c s&ocirc;ng suối d&acirc;ng cao n&ecirc;n người d&acirc;n cần cẩn trọng,&nbsp;chủ động c&aacute;c biện ph&aacute;p ph&ograve;ng tr&aacute;nh, để giảm thiệt hại c&oacute; thể xảy ra. Ảnh: B&aacute;o Đắk N&ocirc;ng.
Lượng nước từ các sông suối dâng cao nên người dân cần cẩn trọng, chủ động các biện pháp phòng tránh, để giảm thiệt hại có thể xảy ra. Ảnh: Báo Đắk Nông.

Tại TP Gia Nghĩa, lượng nước mưa đổ về suối Đắk Nông rất lớn đã xảy ra ngập lụt cục bộ ở một vài nơi. Đặc biệt, những hộ dân sinh sống ven suối đã bị nước tràn vào nhà, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt.

Nhiều hộ d&acirc;n trong v&ugrave;ng quy hoạch bị ngập nước do lượng mưa lớn trong mấy ng&agrave;y qua. Ảnh: B&aacute;o Đắk N&ocirc;ng.
Nhiều hộ dân trong vùng quy hoạch bị ngập nước do lượng mưa lớn trong mấy ngày qua. Ảnh: Báo Đắk Nông.

Vĩnh Long: Khắc phục hậu quả do lốc xoáy gây ra

Báo Điện tử VOV.vn thông tin, sáng nay, lãnh đạo các sở ban ngành tỉnh Vĩnh Long phối hợp với các huyện Bình Tân, Long Hồ, Măng Thít xuống hiện trường giúp dân khắc phục hậu quả lốc xoáy. Đây là đợt lốc xoáy do ảnh hưởng của cơn bão số 1 đang diễn ra.

C&aacute;c ng&agrave;nh chức năng huyện Long Hồ đến hiện trường gi&uacute;p d&acirc;n khắc phục hậu quả. Ảnh: VOV.vn
Các ngành chức năng huyện Long Hồ đến hiện trường giúp dân khắc phục hậu quả. Ảnh: VOV.vn

Các ngành chức năng cùng địa phương đã đến từng hộ dân thăm hỏi, động viên, đồng thời huy động lực lượng tại chỗ, cùng với người dân địa phương hỗ trợ các hộ bị thiệt hại thu dọn, di dời đồ đạc, vật dụng đến nơi an toàn; sửa chữa, khắc phục các ngôi nhà bị hư hỏng, giúp dân ổn định cuộc sống. 

Bố trí các hộ bị thiệt hại nặng đến nơi ở an toàn; khảo sát, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại của các hộ dân bị ảnh hưởng, thực hiện các quy trình, thủ tục để hỗ trợ, sửa chữa nhà ở cho hộ dân trong diện được hỗ trợ theo quy định.

Thông tin trên báo Bà Rịa Vũng Tàu, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, ảnh hưởng của Bão số 1 (Talim), vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu đến Côn Đảo có gió Tây Nam cấp 6, giật cấp 7/8. Biển động mạnh.

Mưa to tr&ecirc;n to&agrave;n huyện C&ocirc;n Đảo trong buổi s&aacute;ng 18/7. Ảnh: B&aacute;o B&agrave; Rịa Vũng T&agrave;u.
Mưa to trên toàn huyện Côn Đảo trong buổi sáng 18/7. Ảnh: Báo Bà Rịa Vũng Tàu.

Trong đó, khu vực huyện Côn Đảo chịu ảnh hưởng chủ yếu của trường gió Tây Nam cường độ mạnh. Trong ngày 18-19/7 trời nhiều mây, có mưa vừa đến mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh (cấp 7-8).  

Thời gian mưa trong ngày tập trung vào trưa chiều, chiều tối, đêm về sáng sớm. Trong ngày 20/7 mưa có xu hướng giảm dần, thời gian mưa tập trung vào trưa là chính. 

Ghi nhận tại huyện Côn Đảo trong buổi sáng 18/7, có mưa lớn và gió mạnh. Đến trưa, mưa tạnh, trời nhiều mây, mát mẻ. Các hoạt động ngoài trời, tham quan, du lịch vẫn diễn ra bình thường.

Che nh&agrave; bạt v&agrave; gia cố khu vực diễn ra lễ khởi c&ocirc;ng Trung t&acirc;m Y tế Qu&acirc;n-D&acirc;n y C&ocirc;n Đảo. Ảnh: B&aacute;o B&agrave; Rịa Vũng T&agrave;u.
Che nhà bạt và gia cố khu vực diễn ra lễ khởi công Trung tâm Y tế Quân-Dân y Côn Đảo. Ảnh: Báo Bà Rịa Vũng Tàu.

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 1, tại các công trình diễn ra chuỗi hoạt động kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ đều khẩn trương gia cố công trình và triển khai các biện pháp phòng, chống bão.  

Dự báo gió mạnh, sóng lớn, mưa dông trên biển

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa thông tin, hiện tại, ở trạm đảo Bạch Long Vỹ đã có gió mạnh cấp cấp 7, giật cấp 10; Phú Quốc đã có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Dự báo diễn biến trong 24h tới

Thời điểm dự báo

Vùng biển ảnh hưởng

Gió mạnh

Độ cao sóng

Cấp gió

(cấp Bô-pho)

Hướng

Độ cao (mét)

Hướng

Đêm 18 và ngày 19/7

Bắc vịnh Bắc Bộ

(bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô)

Tối 18/7 cấp 6, giật cấp 8. Biển động. Sau gió giảm dần.

Tây Nam đến Nam

2,0-3,0

Nhiều hướng

Đêm 18 và ngày 19/7

Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa Biển Đông và phía Đông của Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Đông của quần đảo Trường Sa)

Cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.

Tây Nam đến Nam

2,0-4,0

Tây Nam đến Nam

Đêm 18 và ngày 19/7

Vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây của quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau

Cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9. Biển động mạnh.

Tây Nam

3,0-5,0

Tây Nam

Đêm 18 và ngày 19/7

Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và  Vịnh Thái Lan

Cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động.

Tây Nam

2,0-3,0

Tây Nam

 

Ngoài ra, trong đêm 18 và ngày 19/7, khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ, khu vực Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Cảnh báo: Đêm 19 và ngày 20/7, vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam cấp 6, giật cấp 7; sóng biển cao 2,0-3,0m; biển động.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển trong 24 giờ tới

Khu vực vịnh Bắc Bộ, khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan: cấp 2.

Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.