Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Nội vụ thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử không kèm bản giấy

Kinhtedothi - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ gương mẫu trong tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ theo nội dung Công văn 775/VPCP-KSTT của Văn phòng Chính phủ, sử dụng chữ ký số, phê duyệt hồ sơ, văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường mạng theo quy định; tuân thủ các quy định về thời gian gửi, nhận văn bản...
Bộ Nội vụ vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về danh mục văn bản điện tử không gửi kèm bản giấy.

Giao dịch hành chính tại Bộ phận "Một cửa" của Bộ Nội vụ.

Theo đó, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ gương mẫu trong tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ theo nội dung Công văn số 775/VPCP-KSTT của Văn phòng Chính phủ, sử dụng chữ ký số, phê duyệt hồ sơ, văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường mạng theo quy định; tuân thủ các quy định về thời gian gửi, nhận văn bản. Đồng thời, cập nhật đầy đủ nội dung thông tin, bảo đảm đúng thể thức văn bản theo quy định; gửi văn bản điện tử đúng thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ yêu cầu Trung tâm Thông tin của Bộ thường xuyên giám sát, bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ hệ thống theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông cho phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Đảm bảo khả năng hoạt động ổn định đối với hạ tầng kỹ thuật phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử (máy chủ, bảo mật, đường truyền), có phương án dự phòng trong trường hợp sự cố xảy ra; chịu trách nhiệm nếu để lộ lọt thông tin trong quá trình gửi, nhận văn bản điện tử, xử lý công việc trên môi trường mạng.
Đối với Văn phòng Bộ, Bộ trưởng yêu cầu thực hiện tốt việc tổ chức triển khai gửi, nhận văn bản điện tử không kèm bản giấy theo danh mục gửi kèm Công văn số 775/VPCP-KSTT của Văn phòng Chính phủ. Thực hiện các quy định tại Quyết định 1095/QĐ-BNV ngày 23/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy trình xử lý văn bản đến và quy trình tạo lập hồ sơ, trình ký, phát hành văn bản điện tử của Bộ Nội vụ đối chiếu với danh mục nêu trên để kiểm soát, phát hành văn bản đi, đến theo quy định.
Danh mục văn bản điện tử không gửi kèm bản giấy giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước tại Công văn số 775/VPCP-KSTT gồm 26 loại văn bản (4 văn bản quy phạm pháp luật và 22 văn bản hành chính). Trong đó, 4 loại văn bản quy phạm pháp luật gồm: Thông tư; thông tư liên tịch; nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; quyết định của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. 22 loại văn bản hành chính gồm: Nghị quyết (cá biệt); quyết định (cá biệt); chỉ thị; quy chế; quy định; thông cáo; thông báo; hướng dẫn; chương trình; kế hoạch; phương án; đề án; dự án; báo cáo; tờ trình; công văn; công điện; giấy ủy quyền; giấy mời; phiếu gửi; phiếu chuyển; phiếu báo.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

11 Jul, 01:18 PM

Kinhtedothi - Sau sắp xếp đơn vị hành chính, hệ thống chính quyền hai cấp tại tỉnh Phú Thọ bước đầu vận hành ổn định, thực tế triển khai các thủ tục hành chính (TTHC) tại cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách hiệu quả, thông suốt.

Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp

10 Jul, 09:24 AM

Kinhtedothi-Trong 5 năm qua, TP Hà Nội tập trung đẩy mạnh thực hiện phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) với phương châm “cấp nào sát cơ sở, sát Nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực”.

Vận hành chính quyền hai cấp: bước đột phá từ cuộc sáp nhập lịch sử

Vận hành chính quyền hai cấp: bước đột phá từ cuộc sáp nhập lịch sử

10 Jul, 08:22 AM

Kinhtedothi - Cuộc sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng, diễn ra vào thời điểm Đảng ta đang quyết liệt thực hiện tinh gọn bộ máy, đã mở ra một chương mới trong tổ chức bộ máy hành chính quốc gia. Chỉ sau chưa đầy 10 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền hai cấp, thành phố Đà Nẵng mới đã chứng minh được tính đúng đắn, cấp thiết và hiệu quả thực tiễn của chủ trương lớn này.

TP Hồ Chí Minh: người dân cảm nhận rõ sự tích cực sau những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

TP Hồ Chí Minh: người dân cảm nhận rõ sự tích cực sau những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

09 Jul, 06:57 PM

Kinhtedothi - Gần 10 ngày sau sáp nhập địa giới hành chính và chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các xã, phường mới tại TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hoạt động ổn định. Công tác giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thông suốt, người dân bày tỏ sự hài lòng và tin tưởng vào mô hình chính quyền mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ