Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Điều quan trọng là vượt qua được tư duy nhiệm kỳ
Kinhtedothi - “Điều rất quan trọng trong nhiệm vụ đổi mới tư duy là lãnh đạo của các ngành, các cấp cần vượt qua được chính mình, vượt qua được tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ của ngành, địa phương”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Chiều 3/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình trước ý kiến của các ĐB Quốc hội về chương trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
Bộ trưởng cho rằng, nếu vượt qua được những vấn đề nói trên thì kinh tế sẽ tránh được tình trạng cát cứ, chia cắt trong kinh tế, tái cơ cấu mới thành công, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế mới được nâng cao. Tái cơ cấu nền kinh tế là quá trình phức tạp, khó khăn và thách thức.
Bộ trưởng cho rằng, nếu vượt qua được những vấn đề nói trên thì kinh tế sẽ tránh được tình trạng cát cứ, chia cắt trong kinh tế, tái cơ cấu mới thành công, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế mới được nâng cao. Tái cơ cấu nền kinh tế là quá trình phức tạp, khó khăn và thách thức.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng |
Giải trình với Quốc hội về nguồn lực hơn 10 triệu tỷ để tái cơ cấu trong giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng nói: “Mức dự kiến 10,5 triệu tỷ là mục tiêu cần đạt được để tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%. Trong đó, nguồn lực từ ngân sách nhà nước trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn và Kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020 dự kiến là 2 triệu tỷ đồng”.
Đồng thời cho biết để tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7% với hệ số ICOR dự kiến là 5-5,5 thì cần tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 32-34% GDP, tương đương 9-10 triệu tỷ đồng. Trong đó, năm 2016 tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 1,5 triệu tỷ đồng và kế hoạch 2017 dự kiến khoảng 1,6 triệu tỷ đồng. “Như vậy, đặt mục tiêu phấn đấu 10,5 triệu tỷ đồng là để quyết tâm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế mạnh mẽ, quyết liệt hơn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo kế hoạch, tổng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ được cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn nhà nước, trong đó có ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước, nhất là đầu tư của khu vực tư nhân trong nước. Ngoài những biện pháp cải cách thể chế, thoái vốn nhà nước… Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cho rằng việc giám sát của Quốc hội, MTTQ Việt Nam và các tổ chức liên quan khác có vai trò đặc biệt quan trọng để tái cơ cấu thành công.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- [Infographics] Giảm tối thiểu 46 sở nếu hợp nhất, sáp nhập
- Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải: Tiếp xúc nhiều hơn với dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải kiến tạo được nhiều công trình kiến trúc để đời
- Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải dự Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Đông Anh
-
Tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập: Xu hướng tất yếu
Kinhtedothi - Hà Nội là một trong những địa phương được đánh giá thành công trong việc sắp xếp lại, chuyển các đơn vị...XEM THÊM -
Thủ tướng: "Chỉ có khát vọng thì chưa đủ mà nếu chủ quan thì dễ vấp ngã”
Kinhtedothi - Chiều 20/4, làm việc với Tổ tư vấn kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ trăn trở về động lực tăng...XEM THÊM -
Trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp UNESCO Việt Nam”
Kinhtedothi - Chiều 20/4, UBND TP Hà Nội phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng kỷ niệm...XEM THÊM
- Quản lý tiền điện tử để ngăn chặn những người “bán trời không văn tự“
- Nga: Hơn 55.000 binh sĩ sẽ tham gia duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng
- Nổ lớn tại cửa hàng bán bóng bay, 1 người bị thương
- Vụ lùi xe khiến học sinh tử vong: Cô giáo gây tai nạn vẫn đi làm bình thường
- Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải: Tiếp xúc nhiều hơn với dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải kiến tạo được nhiều công trình kiến trúc để đời
- Hà Nội: Cháy dữ dội tại nhà xưởng trên phố Định Công
- Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải dự Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Đông Anh
- Giá vàng giảm sâu, khi căng thẳng chính trị hạ nhiệt