Cà Mau: Khách tăng đột biến, tổng thu du lịch kỳ nghỉ lễ tăng 211%

Hoàng Nam
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo thống kê từ ngày 29/4 đến 18h ngày 3/5, tổng lượt khách tham quan, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh có hơn 223 nghìn lượt khách. Tổng thu du lịch kỳ nghỉ lễ là 163,37 tỷ đồng, tăng 211% so với cùng kỳ 2022 (77,4 tỷ đồng).

Cá lóc đồng to nhất tại sự kiện Hương rừng U MInh 2023
Cá lóc đồng to nhất tại sự kiện Hương rừng U MInh 2023
Đường bay thằng Hà Nội - Cà Mau và tuyến cao tốc Cà Mau - Rạch Giá - Nam Du đã góp phần kích cầu,  làm lượng khách đến Cà Mau tăng đột biến.
Đường bay thằng Hà Nội - Cà Mau và tuyến cao tốc Cà Mau - Rạch Giá - Nam Du đã góp phần kích cầu,  làm lượng khách đến Cà Mau tăng đột biến.

 

Lượng khách đến trưa ngày 3/5 vẫn đông
Lượng khách đến trưa ngày 3/5 vẫn đông

Kích cầu từ giao thông

Chiều ngày 3/5, ông Trần Hiếu Hùng Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh này đã “bội thu” trong kỳ nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, dịp lễ 30/4 và 1/5 (tính từ ngày 29/4/2023 đến 18h ngày 3/5/2023).

Theo đánh giá của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau do kỳ nghỉ lễ Giổ tổ Hùng Vương liên tục trùng với nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, thương mại thuộc chương trình Sự kiện - Cà Mau Điểm đến 2023, được tổ chức quy mô lớn, trang trọng và hoành tráng. Trong đó, phải kể đến việc kết hợp việc khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên Cà Mau – Hà Nội (và ngược lại); tàu cao tốc Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc,… đã kết nối du lịch Cà Mau với các khu, điểm du lịch ngoài tỉnh (bằng đường bộ, đường hàng không, đường biển), tạo điều kiện kích cầu, thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan, mua sắm và vui chơi, giải trí trong kỳ nghỉ lễ.

Trưa 3/5, lượng khách đến dự Lễ hội Bánh dân gián Nam bộ vẫn đông.
Trưa 3/5, lượng khách đến dự Lễ hội Bánh dân gián Nam bộ vẫn đông.

Theo ông Hùng, những ngày lễ vừa qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức thành công nhiều sự kiện thuộc khuôn khổ Chương trình sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2023.” Trong đó, sự kiện “Hương Rừng U Minh” thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh tham quan gồm các hoạt động như: Đi bộ xuyên rừng; chạy xe đạp thể thao xuyên rừng; thi Chim hót; thi cá lóc to nhất, buồng chuối to nhất và đẹp nhất cùng các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian tại Vườn Quốc gia U Minh hạ. Bên cạnh đó, sự kiện kết nối đường bay Hà Nội - Cà Mau cũng đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội, sự kết nối này tạo điều kiện thuận lợi cho trong việc thu hút khách du lịch đến với Cà Mau và tạo đà phát triển du lịch trong thời gian tới.

Sức hút của Ngày hội bánh dân gian

Trong kỳ nghĩ lễ đã diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ III (vừa kết thúc lúc 18 giờ chiều 2/5) với hơn 200 gian hàng chế biến các loại bánh dân gian, khu trình diễn bánh dân gian, trưng bày các sản phẩm OCOP, hình ảnh về du lịch Cà Mau thu hút gần 14.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan.

Trưa 3/5, vẫn có đông đảo du khách trẻ đến xem, tham quan, thưởng thức bánh dân gian Nam Bộ. 
Trưa 3/5, vẫn có đông đảo du khách trẻ đến xem, tham quan, thưởng thức bánh dân gian Nam Bộ. 

 Theo quan sát của phóng viên, Ngày hội bánh dân gian Nam bộ đã tạo sự chú ý đặc biệt của du khách nội tỉnh. Với không gian rộng được tổ chức tại Quảng trường phường 9 TP Cà Mau với hơn 200 quầy. Trong đó, đã thu hút nhiều đầu bếp, cơ sở sản xuất chế biến đặc sản của nhiều vùng miền khác nhau đã tạo sự đa dạng sắc màu của ngày hội.

Sức hút của Lễ hội bánh dân gian Nam bộ  đang là điểm nhấn để Cà Mau tổ chức các lần tiếp theo.
Sức hút của Lễ hội bánh dân gian Nam bộ  đang là điểm nhấn để Cà Mau tổ chức các lần tiếp theo.

Đây là lần thứ 3 Cà Mau tổ chức ngày hội bánh dân gian Nam bộ. Hai lần trước đều thành công ngoài mong đợi khi người mua sắm, thưởng thức, nếm thử… các món dân gian quá đông, không đủ nguyên liệu phục vụ.

Bánh được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, không dùng phẩm màu.
Bánh được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, không dùng phẩm màu.

Tại ngày hội lần thứ 3, đến tận trưa và chiều ngày cuối (3/5) vẫn có đông người đến tham quan mua sắm và thưởng thức. Trong số đó có nhiều người là thanh - thiếu niên đã  vô cùng thích thú khi các nghệ nhân biểu diễn kỹ thuật làm bánh dân gian. Qua đó, du khách đã càng hiểu rõ hơn về những nét thăng trầm của vùng đất Nam bộ lịch sử qua sự phát triển của các loại bánh dân gian đặc trưng của từng vùng – miền.

Quày bánh tét đặc sản của tỉnh Trà Vinh tại ngày hội.
Quày bánh tét đặc sản của tỉnh Trà Vinh tại ngày hội.

Theo ông Lê Hiếu Hùng, với thành công 3 lần của ngày hội, năm sau Cà Mau sẽ tiếp tục tổ chức với khách mời phong phú, đa dạng hơn. Nhất là các nghệ nhân nổi tiếng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó, sẽ chú trọng hơn đến các đoàn đại diện địa phương trong tỉnh.