Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Bích Ngọc: Các bộ ngành cũng phải cải cách hành chính hơn nữa

Trâm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách sáng nay 24/10.

Đại biểu (ĐB) cho rằng, trong 9 tháng đầu năm, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức song Chính phủ đã khắc phục dành được những kết quả tích cực. Đồng tình với các giải pháp của Chính phủ đề ra song đại biểu Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng vẫn cần phải xem xét một số điểm tiếp theo.
 Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại tổ sáng 24/10.
Cụ thể, 13 chỉ tiêu sẽ hoàn thành trong đó 5 chỉ tiêu vượt, ví dụ xuất khẩu tăng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng, số giường bệnh trên người dân… Tuy vậy 5 chỉ tiêu vượt cần phải xem xét phân tích đánh giá tốt hơn ví dụ tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 83% nhưng thực chất là ở những tỉnh sâu xa nhà nước hỗ trợ ở các tỉnh này đạt trên 90% kéo lên nhưng nếu ở vùng tự nguyện tham gia đóng góp tỷ lệ thấp chỉ đạt 50- 60%, và theo ĐB cần phân tích các chỉ tiêu này, để có giải pháp với từng đối tượng tự nguyện tham gia đóng góp để đảm bảo quỹ cho BH.
Thứ hai, tỷ lệ giường bệnh, 25 giường/1 vạn dân, chỉ tập trung ở tuyến cuối, còn ở bệnh viện tuyến dưới, trạm xá… thì thế nào, nếu không sẽ lãng phí.
Về cải cách hành chính, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu, nhiều đồng chí góp ý Hà Nội phải tăng cường sự lãnh đạo phối hơp với các bộ, Hà Nội trước đây còn tồn tại như đến nay Hà Nội đã rất tăng cường để xin ý kiến trực tiếp nhưng các bộ ngành cũng cần cải cách hành chính. “Có 1 vấn đề Hà Nội sốt sắng đưa lên nhưng vòng đi vòng lại, từ chỗ này sang chỗ kia vẫn tương đối lâu. Ví dụ như 1 số công trình có tính chất đặc thù quay đi quay lại trên 7 tháng, nên cải cách ngay trong bộ máy các bộ ngành” - Đại diện HĐND TP Hà Nội chia sẻ.
Hay như việc Thủ tướng nêu, các đơn vị báo cáo, việc quá hạn chỉ 2,8% nhưng đúng hạn phải xem lại có chuẩn không, ra một văn bản gửi về cơ sở là đúng hạn nhưng phải xem chất lượng việc giải quyết, không thực hiện được thì có gọi là đúng hạn không? – ĐB nói tiếp, cần phải xem trách nhiệm người đứng đầu, phải phân công phân nhiệm rõ đến cùng một vấn đề, người đứng đầu phải cho cấp dưới kiểm tra lại xem xét nếu không cứ quay đi quay lại 3 tháng, 5 tháng. Ngoài ra cũng cần phải rà soát lại các văn bản tránh sự chồng chéo bất hợp lý do xung đột các văn bản, do hướng dẫn ở dưới không đầy đủ.
“Cách đây 1 năm chúng ta phát biểu về Luật đầu tư công đang có bước khó khăn, rồi 1 loạt văn bản hướng dẫn ra đời của các Bộ lâu rồi nhưng phân bổ, giải ngân đầu tư công vẫn châm, vì vậy vẫn thực hiện thì cần rà soát lại, bổ sung”. Cũng theo ĐB, cần có cơ chế chính sách để cho các tỉnh phát triển, ví dụ chính sách xóa đói, giảm nghèo tốt nhưng lại có điểm chưa tốt. Ý kiến cử tri Hà Nội là xem xét đào tạo giáo dục chất lượng cao, như cách thức trông thi không nghiêm ngặt như nhau nên các tỉnh có điểm rất cao vào tốp đầu còn học sinh Hà Nội không vào vì Hà Nội tổ chức thi rất nghiêm ngặt, dẫn đến hậu quả sau này là nhân tài, nguồn nhân lực chảy máu.
Cuối cùng, ĐB Nguyễn Thị Bích Ngọc kiến nghị, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành giải quyết an ninh nông thôn. Thành ủy Hà Nội đã tập trung chỉ đạo tổng thể toàn Hà Nội, phân công từng đơn vị rà soát toàn bộ, trong thời gian rất ngắn có những huyện có vụ mấy năm không giải quyết được giờ đã nhanh chóng, tạo ra ổn định về nông thôn. Do đó các Bộ ngành, cơ quan trung ương cần có nắm chắc tình hình cơ sở, dự báo và có chỉ đạo sát sao và tăng cường vai trò các cơ quan đoàn thể trong nắm bắt tình hình vận động cơ sở.
Tại phiên thảo luận ở tổ Hà Nội, ĐB Hoàng Văn Cường (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) phát biểu, năm 2017 không nhiều thuận lợi nhưng Chính phủ vẫn quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%. ĐB cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2018 đặt ra, tiềm năng của năm 2018 sẽ tốt hơn. Nếu như 2018 ta dốc sức thì mục tiêu 6,5-6,7% hoàn toàn đạt được. Cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra quyết liệt sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, bên cạnh việc thể chế và bộ máy, thúc đẩy kinh tế tư nhân thì phải tiếp tục cải cách môi trường kinh doanh, cải cách bộ máy, tạo môi trường bình đẳng.