Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Quang cảnh cuộc tiếp xúc cử tri

Tham dự cuộc tiếp xúc cử tri có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy và đại biểu Quốc hội chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Tuấn Thịnh.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội. Tiếp đó, đại biểu Quốc hội chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Tuấn Thịnh báo cáo kết quả trả lời của các cơ quan có thẩm quyền về những kiến nghị của cử tri tại kỳ tiếp xúc trước.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri đã ghi nhận nhiều ý kiến, kiến nghị tâm huyết, phản ánh những vấn đề đời sống dân sinh thiết thực hàng ngày, trong đó quan tâm đến những vấn đề khó khăn vướng mắc sau ngày bắt đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Cử tri xã Thường Tín kiến nghị nội dung

Cử tri Nguyễn Tiến Tâm (xã Thường Tín) nêu vấn đề theo Công văn 09/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp về định hướng số lượng biên chế khối chính quyền mỗi cấp xã bình quân tạm thời bố trí 32 biên chế; đối với cấp xã từ trên 16.000 dân, cứ tăng 2.000 dân được bố trí thêm 1 biên chế và bố trí không quá 50 biên chế/xã và quy định chỉ có 1 cấp phó của 3 cơ quan chuyên môn Văn phòng HĐND & UBND xã, Phòng Văn hóa xã hội, Phòng Kinh tế cấp xã.

Từ thực tiễn sau 10 ngày vận hành chính thức, xã Thường Tín đề nghị cấp có thẩm quyền nghiên cứu ban hành quy định tăng thêm hệ số K thành 2 lần trở lên đối với đơn vị hành chính cấp xã thuộc Thủ đô Hà Nội để bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ; bởi ví dụ như hiện nay Phòng Văn hóa - Xã hội xã, nếu theo chuyên môn dọc là thực hiện sự hướng dẫn của 7 sở ngành chuyên môn cấp tỉnh, khối lượng công việc rất lớn.

Cử tri Nguyễn Văn Kiên (xã Thường Tín) đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm ban hành quy chế làm việc mẫu của HĐND theo nội dung quy định tại Khoản 5, Điều 5, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Ban hành quy định cụ thể về lĩnh vực phụ trách của Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND xã. Ban hành hướng dẫn hoạt động của các Tổ Đại biểu HĐND xã như: hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân phù hợp với thực tế hiện nay khi số lượng đại biểu HĐND xã sau sắp xếp là rất lớn, ví dụ xã Phú Xuyên có gần 300 đại biểu, xã Thường Tín có 200 đại biểu HĐND xã.

Tất cả những kiến nghị của cử tri đều được các đại biểu Quốc hội tiếp thu đầy đủ

Cử tri Vũ Văn Thư (xã Thường Tín) đề nghị Chính phủ, các bộ ngành và địa phương có liên quan sớm triển khai, đầu tư và đẩy nhanh thi công xây dựng dự án Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, đồng thời quan tâm, hỗ trợ TP Hà Nội sớm triển khai các bước để quy hoạch xây dựng, đấu nối đồng bộ hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng kinh tế kỹ thuật các khu vực tiếp giáp gần quy hoạch đường Vành đai 4, trục cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và QL 1A phía Nam Thủ đô Hà Nội để thúc đẩy liên kết vùng, liên kết đồng bộ hạ tầng kinh tế kỹ thuật, tạo xung lực mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Nam, làm thay đổi diện mạo khu vực cửa ngõ phía Nam của Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Cử tri Phạm Hoàng Long (xã Chương Dương) nêu vấn đề bất cập trong phân định địa giới hành chính giữa các xã hiện nay, đề nghị Trung ương điều chỉnh lại địa giới hành chính cho phù hợp thực tế bảo đảm đời sống và phong tục tập quán đối với các địa phương...

Cử tri xã Hồng Sơn đề nghị Trung ương và Thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu, điểm cụm công nghiệp làng nghề để phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.

Các đại biểu và cử tri tại điểm cầu xã Thường Tín

Phát biểu kết thúc cuộc tiếp xúc cử tri, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy khẳng định, các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội ghi nhận, tổng hợp đầy đủ để gửi đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời bà Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 9 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử trong công tac lập hiến, lập pháp của Quốc hội khóa XV. Các quyết sách, đạo luật được thông qua tại kỳ họp này có tính cách mạng, khởi đầu cho những cải cách thể chế một cách căn cơ, định hướng những nhiệm vụ cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cũng gợi mở và nêu một số vấn đề mà các xã cần thực hiện tốt, sau khi chính quyền địa phương hai cấp chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025. Hiện nay, Trung ương đang đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho cấp xã nhiều hơn, với phương châm "Địa phương quyết - địa phương làm - địa phương chịu trách nhiệm", do đó cần tiếp tục nâng cao năng lực trình độ cán bộ cấp xã, thay đổi tư duy thói quen cũ, đổi mới cải tiến cách nghĩ, cách làm để thích nghi điều chỉnh phù hợp với yêu cầu công việc hiện nay.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi báo cáo tại cuộc tiếp xúc cử tri

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội mong muốn cử tri các xã khắc phục những khó khăn thách thức ban đầu trong quá trình vận hành mới hình chính quyền địa phương hai cấp. Những vấn đề khó vướng mắc lớn, đề nghị cấp ủy chính quyền cấp xã tập hợp, kịp thời gửi cấp trên để kịp thời có hướng giải pháp, điều chỉnh phù hợp.

"Với tâm thế, tư duy và tầm nhìn mới mới, các xã sẽ thực hiện thành công đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030, hướng tới đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030" - bà Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh.

Xã Thường Tín “tuyên chiến” với các vi phạm quy định về đất đai và trật tự xây dựng

Xã Thường Tín “tuyên chiến” với các vi phạm quy định về đất đai và trật tự xây dựng

Xã Thường Tín không dung túng cho vi phạm trật tự xây dựng tồn tại

Xã Thường Tín không dung túng cho vi phạm trật tự xây dựng tồn tại

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ