[Chính sách bảo hiểm] Thủ tục đổi thẻ BHYT như thế nào?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - "Theo BHXH Việt Nam, từ ngày 1/4/2021, thẻ BHYT mẫu mới sẽ được sử dụng trên toàn quốc theo Quyết định số 1666/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam về việc ban hành mẫu thẻ BHYT. Vậy thủ tục để đổi thẻ và cần làm những giấy tờ nào kèm theo?" - Chị Trần Mỹ Linh, Hai Bà Trưng, Hà Nội

BHXH Hà Nội trả lời:
Căn cứ Khoản 3, Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm: Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

- Căn cứ Khoản 5, Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, “người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động (trừ trường hợp DN phá sản không thể tiến hành chốt sổ BHXH cho người lao động). Sau khi chấm dứt hợp đồng với người lao động, cần nhanh chóng tiến hành thủ tục chốt sổ BHXH.

Theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội:

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);

DN hoàn tất hồ sơ và gửi tới cơ quan BHXH qua phần mềm BHXH hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết.

Căn cứ Quyết định số 1666/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam về việc ban hành mẫu thẻ BHYT. Từ ngày 1/4/2021, thẻ BHYT mẫu mới sẽ được sử dụng trên toàn quốc. Trong thời gian chờ đổi thẻ BHYT theo mẫu mới, thẻ BHYT đã cấp cho người tham gia BHYT còn thời hạn sử dụng tiếp tục được sử dụng khám chữa bệnh.