Chủ tịch UBND cấp xã quyết định gọi công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
Kinhtedothi - Theo Trung tướng Thái Đại Ngọc - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, tháng 4 hằng năm, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định gọi công dân để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu...
Ngày 3/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về quân sự, quốc phòng (có hiệu lực thi hành từ 1/7).
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo. Ảnh: Hồng Thái
Giới thiệu các điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về quân sự, quốc phòng, Trung tướng Thái Đại Ngọc - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, với Luật Nghĩa vụ quân sự chuyển thẩm quyền từ cấp huyện lên cấp tỉnh trong thành lập Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ; công nhận công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự; bàn giao quân cho các đơn vị.
Luật cũng chuyển thẩm quyền từ cấp huyện về cấp xã đối với việc kiểm tra sức khỏe hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị; quyết định gọi từng công dân; đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, sơ tuyển và khám sức khỏe, gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND.
Chuyển thẩm quyền từ ban chỉ huy cấp huyện về ban chỉ huy phòng thủ khu vực quyết định đưa ra khỏi danh sách đăng ký, giải ngạch và tổ chức lễ giao quân, tiếp nhận bàn giao hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ.
Theo quy định tại luật sửa đổi, tháng 1 hàng năm, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tháng 4 hằng năm, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định gọi công dân để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu. Công dân phải đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Liên quan thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, luật mới sửa đổi, bổ sung quy định. Cụ thể Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân cho địa phương cấp xã; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân theo đề nghị của hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh.

Trung tướng Thái Đại Ngọc - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam giới thiệu các điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về quân sự, quốc phòng. Ảnh Quochoi.vn
Chủ tịch UBND cấp xã quyết định gọi từng công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân. Quyết định gọi nhập ngũ, gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong quyết định 15 ngày.
Xây dựng phòng thủ khu vực, xây dựng cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương
Một nội dung khác là Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự.
Luật cũng chuyển thẩm quyền từ cấp huyện về cấp xã đối với việc kiểm tra sức khỏe hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị; quyết định gọi từng công dân; đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, sơ tuyển và khám sức khỏe, gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân.
Cụ thể, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập tổ sơ tuyển sức khỏe theo đề nghị của cơ sở y tế cùng cấp. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hội đồng khám sức khỏe khu vực theo đề nghị của sở y tế.
Chuyển thẩm quyền từ ban chỉ huy cấp huyện về ban chỉ huy phòng thủ khu vực quyết định đưa ra khỏi danh sách đăng ký, giải ngạch và tổ chức lễ giao quân, tiếp nhận bàn giao hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ.
Đối với Luật Phòng không nhân dân, Trung tướng Thái Đại Ngọc cho biết, luật chuyển trách nhiệm từ chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện sang chỉ huy trưởng ban chỉ huy phòng thủ khu vực trong chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ về phòng không nhân dân.
Cùng với đó, bổ sung nhiệm vụ chỉ huy trưởng ban chỉ huy phòng thủ khu vực, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã trong chế áp, tạm giữ máy bay không người lái, phương tiện bay khác trên địa bàn quản lý.
Đối với Luật Quốc phòng, Trung tướng Thái Đại Ngọc cho biết, luật bổ sung việc xác định xây dựng phòng thủ khu vực, xây dựng cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương; thẩm quyền của UBND cấp tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã; UBND cấp xã ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn quản lý.
Thứ trưởng Bộ Công an: tăng mức phạt tù nhóm tội về môi trường, ma túy, an toàn thực phẩm
Kinhtedothi - Theo Thượng tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nâng gấp 2 lần hình phạt tiền đối với 24 tội danh, tập trung vào nhóm tội về hàng giả, môi trường, an toàn thực phẩm, tham nhũng.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật, pháp lệnh vừa được Quốc hội thông qua
Kinhtedothi - Ngày 3/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ: chuyển đổi phương thức quản lý cán bộ, công chức, lấy vị trí việc làm là trung tâm
Kinhtedothi - Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa quan trọng nhằm đưa chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác cán bộ, chế độ công vụ, đặc biệt là thể chế hóa các Nghị quyết đột phá, góp phần xây dựng nền công vụ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp...