Cơ quan khí tượng: Mùa đông năm nay ấm hơn

Theo Vnexpress
Chia sẻ Zalo

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết khả năng những tháng mùa đông sắp tới nền nhiệt miền Bắc cao hơn so với trung bình nhiều năm, rét đậm rét hại không kéo dài.

Cuối 2016, người Hà Nội được sống trong mùa đông ấm áp.
Thời tiết Tết Nguyên đán

Miền Bắc sẽ không có không khí lạnh cường độ mạnh và mưa lớn, thuận lợi cho các hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội. Thời tiết miền Nam cũng thuận lợi. Riêng miền Trung có mưa rải rác với lượng mưa tuần phổ biến 10-30mm, ảnh hưởng tới các hoạt động ngoài trời.

Tại hội thảo tình hình thiên tai khí tượng thủy văn 2016 ngày 13/1, ông Hoàng Phúc Lâm - Trưởng phòng dự báo khí tượng hạn vừa và dài cho biết, nhiệt độ khí quyển và đại dương ở phía đông Trung Equatorial Thái Bình Dương (ENSO) đang ở pha trung tính, chưa đạt chỉ tiêu của một kỳ La Nina (giai đoạn lạnh của ENSO). Vì thế nhiều khả năng nền nhiệt mùa đông miền Bắc có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm; rét đậm, rét hại không kéo dài.
Dẫn chứng điển hình là tháng 12/2016 nhiệt độ trung bình tại Hà Nội cao hơn trung bình nhiều năm là 3 độ C. Đợt rét đáng kể nhất tính từ đầu đông mới xảy ra trong hai ngày 12 và 13/1 vừa qua. Nguyên nhân là không khí lạnh tràn về thường lệch đông và đi sâu về phía nam, nên ban ngày trời miền Bắc có nắng, mức nhiệt có ngày lên đến 28 - 30 độ C. Người dân chỉ cảm nhận rét về đêm và sáng sớm.
hưởng tới Việt Nam như năm 2016. Mùa mưa đến sớm nhưng lượng mưa ít hơn. Hiện tượng mưa trái mùa có khả năng xuất hiện ở Tây Nguyên và Nam Bộ vào những tháng đầu năm.

Tình trạng khô hạn và thiếu nước, xâm nhập mặn có thể vẫn diễn ra ở ven biển Trung Bộ và Nam Bộ, khô hạn cục bộ ở Bắc Bộ và Tây Nguyên, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015 - 2016.

Năm 2016, Việt Nam đã trải qua 24 đợt không khí lạnh. Mạnh nhất là ngày 21/1 đã gây ra nhiệt độ thấp kỷ lục trong 40 năm qua. Mưa tuyết, băng giá diện rộng xuất hiện ở vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Tình trạng xâm nhập mặn, hán hạn kỷ lục tại đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.