Công bố chỉ số PAPI: Điểm sáng dịch vụ công

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đây là thông tin đưa ra trong buổi Công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2015 do MTTQ Việt Nam, UNDP và Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức sáng 12/4.

Chỉ số PAPI được thực hiện bằng cách khảo sát 14.000 người, đo lường trên 6 nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở, Trách nhiệm giải trình với người dân, Thủ tục hành chính công, Công khai minh bạch, Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và Cung ứng dịch vụ công. Cụ thể, chỉ số của nội dung Công khai minh bạch năm 2015 là 5,43 điểm, giảm so với 5,88 điểm trong năm 2014; Trách nhiệm giải trình với người dân cũng giảm từ 5,73 điểm (năm 2014) xuống 5,6 điểm (2015); chỉ có lĩnh vực Cung ứng dịch vụ công tăng từ 6,99 điểm (2014) lên 7,01 điểm (2015).
Công bố chỉ số PAPI: Điểm sáng dịch vụ công - Ảnh 1
Điều này cho thấy việc cung ứng dịch vụ công đã được cải thiện trong suốt 5 năm qua. TS Đặng Hoàng Giang, thành viên nhóm nghiên cứu cho rằng, cung ứng dịch vụ công là điểm sáng trong nhiệm kỳ vừa qua của chính phủ. Các dịch vụ công như điện, đường, trường, trạm, y tế, giáo dục đã có tác dụng hiệu quả dố với cuộc sống của người dân và được người dân ghi nhận.

Tuy nhiên, một nội dung mà nhóm nghiên cứu chỉ ra qua chỉ số PAPI là tính công khai, minh bạch và kiểm soát tham nhũng ở khu vực công đang suy giảm đáng kể. Chỉ số nội dung Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công đã giảm 3% điểm so với năm 2014, các chỉ tiêu đo mức độ hối lộ trong trường tiểu học công lập và trong dịch vụ hành chính công về giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất đều cho thấy tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, chung chi, bồi dưỡng thêm để nhận được dịch vụ tốt hơn có xu hướng gia tăng. 

Ngoài ra, chỉ số trong nội dung này cho thấy, người dân đang có tâm lý “sống chung với lũ” khi đối mặt với tình trạng nhũng nhiễu. Theo đó, người dân chỉ đứng ra tố giác tình trạng tham nhũng khi bị bắt buộc phải cung cấp số tiền từ 25 triệu trở lên, trong khi so với 4 năm trước, mức này chỉ ở mức 5,5 triệu. Cá biệt, người dân Hải Phòng chấp nhận "chung chi" số tiền 72 triệu đồng nếu bị vòi vĩnh

Theo TS Đặng Hoàng Giang, đây là xu hướng đáng quan ngại khi người dân có thái độ sống chung với lũ, chỉ khi bị hạch sách một lượng tiền khá lớn mới tố cáo. Mức chịu đựng tăng đần đều như vậy không phải là điều tốt cho sự minh bạch, ông Giang nhận định.