Lượng hóa và công khai
Quận Long Biên là một trong những đơn vị đi đầu trong đánh giá cán bộ hàng tháng với mô hình khoa học, đúng hướng và hiệu quả. Xuất phát từ thực tế kiểm điểm cán bộ hàng năm đã dẫn đến một số tồn tại, mà nếu nhắc nhở, xử lý ngay có thể sẽ hạn chế được, từ năm 2013, quận chuyển sang đánh giá 6 tháng 1 lần.
Năm 2014, công tác này được đẩy lên đánh giá hàng quý; đến năm 2015 đánh giá hàng tháng, triển khai trước ở khối UBND và từ năm 2016 làm trong cả hệ thống chính trị. Quận cũng ban hành quy định đánh giá, xếp loại CB, CC hàng tháng, quy định thang điểm 100. Mỗi nhóm đối tượng lại có các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành khác nhau, trong đó lượng hóa bằng các biểu điểm cụ thể trên các mặt, từ nhiệm vụ chuyên môn đến đạo đức, lối sống, tinh thần, thái độ làm việc.
Để đổi mới công tác đánh giá CB, CC, VC, khắc phục tình trạng tự đánh giá cao, nể nang đánh giá không thực chất, việc Thành ủy ban hành Quy định khung tiêu chí đánh giá hàng tháng trong hệ thống chính trị TP là rất kịp thời, cần thiết. Thực hiện tốt việc đánh giá sẽ từng bước nâng cao trách nhiệm, khích lệ tinh thần thi đua, từ đó chất lượng công việc, tinh thần trách nhiệm của CB, CC, VC chắc chắn được nâng lên.Bí thư Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Văn Thắng |
Sự bài bản, chặt chẽ này đã giúp ý thức, trách nhiệm của CB, CC, VC, NLĐ, đặc biệt là chất lượng giải quyết công việc được nâng lên rõ rệt. Các tồn tại, hạn chế được phát hiện, xử lý kịp thời; các sáng kiến, sáng tạo được biểu dương, khen thưởng và nhân rộng... đã làm tăng sự tận tụy, trách nhiệm của CB, CC.Chủ tịch UBND quận Long Biên Vũ Thu Hà chia sẻ, muốn đánh giá cán bộ tốt thì công tác điều hành phải tốt, theo hướng rõ việc, rõ hiệu quả đạt được và rõ từng thời điểm trong từng tuần, từng tháng, từng quý. Trước kia, khi triển khai thực hiện nhiệm vụ thì giao việc theo kế hoạch, với form mẫu truyền thống nêu các vấn đề rất chung, không rõ nhóm công việc và trách nhiệm cụ thể về tiến độ, thời gian.
Vì vậy, quận đổi mới xây dựng các biểu mẫu rất cụ thể, trong đó xác định các nhóm công việc gắn với tiến độ, trách nhiệm các đơn vị triển khai, đơn vị phối hợp. Quận cũng đưa ra mẫu về kế hoạch công tác tháng để triển khai chung trên toàn quận. Với biểu mẫu này, khi đánh giá các đơn vị không phải viết báo cáo bằng lời, như vậy vừa rút ngắn thời gian báo cáo cho các đơn vị mà việc đánh giá kết quả công việc gần như được tiến hành “tự động”.Tại Sở Tài chính Hà Nội, việc đánh giá cán bộ hàng tháng được thực hiện qua phần mềm đánh giá và đánh giá của Trưởng phòng, Phó Giám đốc, công khai trên cổng thông tin. Qua đó xác định vai trò người đứng đầu trong việc đánh giá cán bộ. Sở xác định việc xây dựng kế hoạch tuần là vấn đề cốt yếu và được gắn trên văn phòng điện tử. Do đó, từ tháng 6/2016, Sở đã triển khai hoàn thiện văn phòng điện tử và tháng 6/2017 thí điểm đưa vào đánh giá cán bộ trong việc chấm điểm tuần, tháng.Theo Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Hà Minh Hải: Việc đánh giá hàng tháng rất khó nhưng thực hiện được sẽ thay đổi hẳn chất lượng, hiệu quả công tác. Điều quan trọng khi xây dựng bộ tiêu chí là phải định lượng tối đa, những nội dung nào không thể lượng hóa được thì phải xác định rõ hành vi. Thời gian đầu, việc đánh giá cán bộ gặp khó do thói quen của cán bộ chủ yếu là nhớ việc và chưa quen sử dụng công nghệ thông tin. Sau khi đi vào nền nếp đã giúp cán bộ thay đổi phương pháp làm việc, giúp kiểm soát công việc, xác định công việc đang nằm ở đâu, chậm ở đâu; công tác lãnh đạo, quản lý trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Thúc đẩy hiệu quả công việcTrên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của các đơn vị trên địa bàn TP, cuối tháng 5/2018, Ban Thường vụ Thành ủy đã có Quyết định số 3814-QĐ/TU ban hành Quy định khung tiêu chí đánh giá hàng tháng đối với CB, CC, VC, NLĐ trong hệ thống chính trị TP Hà Nội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định: Đây cũng là sự chủ động của Thành ủy Hà Nội thực hiện 1 trong 8 nhiệm vụ của Nghị quyết 26-NQ/TƯ (Khóa XII) về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.
Sau khi TP triển khai, các cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức căn cứ quy định khung của Ban Thường vụ Thành ủy và đặc điểm, tình hình cụ thể của mình để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện từ 1/7/2018, vừa bảo đảm đúng nguyên tắc, nội dung, yêu cầu, tiêu chí TP đề ra, vừa phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Quy định mới gồm 3 chương, 16 điều, quy định rõ về yêu cầu, nguyên tắc, thẩm quyền, tiêu chí đánh giá, xếp loại và khen thưởng… Trong đó khung tiêu chí quy định rõ thang điểm 100 làm căn cứ đánh giá, xếp loại CB, CC, VC, NLĐ hàng tháng. Bao gồm: Tối đa 20 điểm về ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức; tối đa 70 điểm về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và 10 điểm thưởng. Đồng thời quy định rõ, CB, CC, VC, NLĐ sẽ đạt loại A (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ) nếu đạt 90 - 100 điểm; loại B (hoàn thành tốt nhiệm vụ) nếu đạt từ 70 đến dưới 90 điểm… Quy trình đánh giá, xếp loại được quy định gồm 4 bước, trong đó kết quả đánh giá sẽ được công khai minh bạch. |
Quy định mới được ban hành đã khắc phục những bất cập về công tác đánh giá cán bộ, nhất là tình trạng “cào bằng”, thiếu thực chất, không phản ánh đúng vị trí việc làm... Mặt khác, đây còn là cơ sở để bố trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với CB, CC, VC, NLĐ theo quy định và theo yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Trong quy định này, Thành ủy Hà Nội yêu cầu, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác theo lịch từng tuần, từng tháng, từng quý, phân công rõ người (chủ trì, tham mưu, phối hợp), rõ việc, rõ tiến độ. Việc đánh giá, xếp loại phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chính xác, khách quan, công bằng, đúng thực chất và đúng trình tự quy định. Ngoài ra, việc đánh giá phải thực hiện đa chiều, liên tục và lượng hóa được kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng CB, CC, VC, NLĐ gắn với kết quả công tác... Đi kèm với Quy định, Thành ủy Hà Nội cũng ban hành các mẫu phiếu phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ này.Nhiều ý kiến nhận định, các quy định này đã lượng hóa những tiêu chuẩn cụ thể, tránh việc cảm tính trước đây, là một bước tiến lớn, một “liều thuốc tốt” để phát huy kinh nghiệm của những đơn vị đã làm tốt; chấm dứt hoàn toàn sự hình thức, nể nang khi đánh giá CB, CC, VC trong không ít đơn vị. Theo Quy định, cấp nào, người nào trực tiếp lãnh đạo, giao việc, thì đồng thời thực hiện nhận xét, đánh giá, xếp loại. Kết quả đánh giá, xếp loại hàng tháng được công khai minh bạch. Đây vừa là biện pháp giáo dục, vừa tạo phong trào thi đua trong đội ngũ cán bộ. Quy định này khi triển khai không chỉ là thước đo để các cơ quan, đơn vị đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng CB, CC, VC, NLĐ, mà còn là mục tiêu để mỗi người phấn đấu; là căn cứ để đánh giá lẫn nhau để nâng hiệu quả công việc.(Còn nữa)