Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Theo đó, Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
1- Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.
2- Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo.
Bí mật nhà nước độ Mật gồm:
1- Văn bản có nội dung phản ánh, nhận xét, đánh giá về thực trạng tư tưởng, đời sống của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên có tác động tiêu cực đến chính trị, an ninh, đối ngoại, trật tự an toàn xã hội.
2- Thông tin về địa điểm ra đề thi và in sao đề thi; thông tin về nhân sự của Hội đồng/Ban ra đề thi và in sao đề thi; phương án vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và bảo vệ đề thi của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, khu vực chưa công khai.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2023 và thay thế Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục Đào tạo.

Sở Giáo dục Đào tạo thông tin vụ “đánh nhau tại Trường quốc tế American Academy”
Kinhtedothi - Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5/2022, tình hình phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế của TP Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo bước đầu thông tin về vụ "đánh nhau tại Trường quốc tế American Academy”.

4 xu hướng đột phá trong giáo dục- phương pháp học tân sinh viên cần biết
Kinhtedothi – Với những học sinh chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học, cách học nào giúp các em cơ hội học tập tốt nhất và phát triển toàn diện nhất? Theo các chuyên gia, có 4 xu hướng giáo dục hiện đại đang được đẩy mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.

Tăng nguồn lực, khuyến khích học sinh khá giỏi vào giáo dục nghề nghiệp
Kinhtedothi – Tăng cường nguồn lực, ưu tiên ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp, nhất là cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm; có chính sách khuyến khích học sinh khá, giỏi vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.