Để người dân yên tâm lựa chọn nông sản an toàn
Kinhtedothi - Đầu ra cho nông sản vẫn là nỗi trăn trở nhất của người nông dân và vai trò quản lý của Nhà nuớc trong dự báo nhu cầu và can thiệp điều tiết thị trường nông sản còn hạn chế là những tâm tư của cử tri sau phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường ngày 13/6.
Trước khi diễn ra phiên chất vấn, Bộ NN&PTNT được Chính phủ phân công trả lời nhóm vấn đề về giải pháp đột phá và lộ trình thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong thời gian tới; biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển nông nghiệp bền vững. Ngoài ra là công tác bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, quản lý các hoạt động khai thác thủy sản”. Tuy nhiên, vấn đề làm nóng nghị trường và được nhiều đại biểu quan tâm nhất lại là tình trạng thịt lợn rớt giá thê thảm thời gian qua.
Kiểm tra thịt lợn tại chợ đầu mối phía Nam |
Liên quan tới phần trả lời này, cử tri Đỗ Thị Mai Hương (phường Quang Trung, quận Hà Đông) chia sẻ: “Với tư cách là người tiêu dùng tôi rất quan tâm đến sản phẩm nông nghiệp đang được bày bán trên thị trường. Theo dõi phiên chất vấn tôi thấy Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về công tác phối hợp khá tốt, tuy nhiên thực tế trên thị trường hiện nay tôi thấy các sản phẩm nông nghiệp còn chưa được quản lý chặt chẽ”. Theo chị Hương, muốn mua một sản phẩm nông nghiệp chất lượng, người tiêu dùng không những chấp nhận giá cao hơn bình thường mà phải tự tìm hiểu thông tin rất kỹ về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Nếu ngành Công Thương và NN&PTNT phối hợp tốt hơn thì sẽ có những thương hiệu nông sản an toàn mà người tiêu dùng hoàn toàn an tâm khi lựa chọn sử dụng.
Ở góc độ người trực tiếp sản xuất, ông Trương Văn Nam – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa chia sẻ, để tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị, Bộ NN&PTNT cần chủ động và đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác nghiên cứu, sản xuất cây, con giống chất lượng cao. Đơn cử như các giống rau hiện nay, chúng ta vẫn phải nhập từ nước ngoài mà đa phần là Trung Quốc trong khi ngành nông nghiệp nước ta chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Bên canh đó, thực tế tại một số địa phương có dự án trồng rau an toàn chỉ sản xuất và tiêu thụ tốt trong thời gian có sự hỗ trợ của các cấp, ngành còn sau đó không duy trì và phát huy được hiệu quả. Điều này chứng tỏ vai trò cơ quan quản lý Nhà nuớc chưa rõ nét trong dự báo nhu cầu và can thiệp điều tiết thị trường, khiến cho sản phẩm rau an toàn bí đầu ra hoặc bị đánh đồng với sản phẩm rau thường. “Do đó, bài toán đầu ra cho nông sản nói chung vẫn là nỗi trăn trở lớn nhất của nông dân. Bởi, sản phẩm dù có đạt chất lượng, năng suất tốt đến mấy mà đầu ra không ổn định thì nông dân cũng khó mà làm giàu từ sản xuất nông nghiệp” – ông Nam chia sẻ.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Thí sinh được trúng tuyển cùng lúc nhiều trường: Tuyển sinh sẽ rối loạn?
Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT đang cân nhắc, trong thời gian tới cho phép thí sinh (TS) trúng tuyển vào nhiều trường đại học...XEM THÊM -
7 học sinh ngộ độc thực phẩm tại trường Alfred Nobel
Kinhtedothi - Chiều 21/2, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, 7 học sinh có triệu chứng đau bụng sau...XEM THÊM -
Sản xuất vụ Xuân ở Ứng Hòa: Về đích nhanh nhờ cơ giới hóa
Kinhtedothi - Thời điểm này, huyện Ứng Hòa đã hoàn thành gieo cấy 100% diện tích lúa Xuân, sớm hơn so với khung thời ...XEM THÊM -
Long Xuyên khởi sắc từ sản xuất đồ gỗ
Kinhtedothi - Dù nghề sản xuất đồ gỗ văn phòng xuất hiện ở xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ chưa lâu, song đã mang đến s...XEM THÊM -
Hàng loạt trẻ em, người lớn nhập viện do sởi
Kinhtedothi - Dịch sởi đang bùng phát trên toàn quốc, trẻ em, người lớn đồng loạt nhập viện, trong đó nhiều ca biến c...XEM THÊM -
Tuyển sinh khối trường quân đội: Thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một ngành
Kinhtedothi - Thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trường trong quân đội ngay t...XEM THÊM
-
Ba Vì giải ngân Chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Kinhtedothi - Với phương châm “không để học sinh sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính”, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ba Vì thực hiện giải ngân Chương trình cho vay học s...21-02-2019 19:05
-
TP Hồ Chí Minh: 3.800 thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ
Kinhtedothi – Sáng 21/2, Hội đồng nghĩa vụ Quân sự TP Hồ Chí Minh đã long lọng tổ chức Lễ giao quân và nhận quân năm 2019.21-02-2019 16:18
-
Hà Nội: CSGT tuần tra phát hiện xe gian, trả lại cho người mất
Kinhtedothi - Ngày 21/2, Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, trong quá trình tuần tra, đơn vị đã phát hiện một xe gian và kịp thời trả lại cho chủ xe.21-02-2019 16:16
-
Kiểm soát chặt Dịch tả lợn châu Phi đến từng hộ dân
Kinhtedothi - Trước tình hình Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống Dịc...21-02-2019 15:56
-
Phát hiện đôi vợ chồng khiếm thính tử vong trong phòng trọ
Kinhtedothi - Người dân “tá hỏa” phát hiện đôi vợ chồng tử vong trong phòng trọ ở Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ nên đã báo cho chính quyền địa phương.21-02-2019 15:50
- Thành ủy Hà Nội phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”
- “Điểm danh” các doanh nghiệp tỷ đô trên sàn chứng khoán Việt Nam
- Thủ tướng: Đưa Việt Nam trở thành công xưởng đồ gỗ và lâm sản thế giới
- Nhiều vụ ẩu đả dịp năm mới: Rượu bia chỉ là cái cớ
- Lỗ hổng trong quản lý thương mại điện tử
- Giải quyết vấn đề BOT nhìn từ trạm Cai Lậy
- Trục lợi từ dâng sao giải hạn: Đã đến lúc cần thay đổi
- Sớm giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cơ bản hoàn thành vào năm 2020 - 2021
- BOT - càng gỡ, càng rối