Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất quy định mới về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN

Kinhtedothi – Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); khiếu nại, tố cáo về BHXH và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

Dự thảo Nghị định quy định đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại Điều 35 Luật BHXH. Theo đó, trường hợp chậm đóng theo khoản 1 Điều 38 Luật BHXH và trốn đóng theo điểm đ, e khoản 1 Điều 39 Luật BHXH: hàng tháng, Giám đốc cơ quan BHXH quản lý trực tiếp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN xác định đối tượng chậm đóng, trốn đóng; gửi văn bản yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, BHTN trong thời hạn 10 ngày đầu tháng.

Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh minh họa

Giám đốc cơ quan BHXH gửi văn bản yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, BHTN trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hoặc tiếp nhận thông tin vi phạm bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền...

Trước ngày 15 của tháng đầu quý, cơ quan BHXH cấp tỉnh gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng tính đến hết ngày cuối quý, kết quả xử lý, đề xuất xử lý theo thứ tự, phù hợp với thẩm quyền như sau: BHXH Việt Nam, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh.

Trước ngày 15/7 và 15/1 hàng năm, BHXH Việt Nam gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng lần lượt tính đến hết ngày 30/6, 31/12 hàng năm, kết quả xử lý, đề xuất xử lý theo thứ tự, phù hợp với thẩm quyền như sau: cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH, BHTN ở T.Ư, Bộ Nội vụ.

Cơ quan BHXH báo cáo về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng đột xuất với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Các trường hợp không bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại khoản 4 Điều 38, khoản 2 Điều 39 của Luật BHXH được quy định như sau:

Người sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, BHTN không đúng thời hạn do gặp phải sự cố khách quan không thể lường trước được và khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, khả năng cho phép.

Người sử dụng lao động không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, BHTN do gặp phải sự cố khách quan không thể lường trước được và khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, khả năng cho phép.

Các trường hợp bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN theo quy định tại điểm g Điều 39 Luật BHXH được quy định như sau: không đăng ký tiền lương đóng BHXH bắt buộc, BHTN đối với khoản tiền lương để ngoài sổ kế toán; người sử dụng lao động sử dụng giấy tờ, tài liệu, thông tin không có thật để được tạm dừng đóng BHXH bắt buộc.

Tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghỉ việc để trông con ốm có được hưởng chế độ BHXH?

Nghỉ việc để trông con ốm có được hưởng chế độ BHXH?

22 Apr, 09:13 AM

Kinhtedothi - Theo Điều 25 Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau có nội dung: “...Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”.

Hà Nội triển khai Tháng Nhân đạo năm 2025

Hà Nội triển khai Tháng Nhân đạo năm 2025

21 Apr, 10:34 PM

Kinhtedothi – Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có Thông báo số 221/TB-VP Kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn tại buổi đi thăm và làm việc với Hội Chữ thập đỏ Hà Nội về công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ Thủ đô quý I/2025, Kế hoạch triển khai Tháng Nhân đạo năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ