Đề xuất tăng thuế môi trường với xăng: Không chỉ giá xăng nặng gánh

Đinh Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) mới được công bố, mặt hàng xăng dầu dự kiến được áp dụng mức thuế cao nhất lên đến 8.000 đồng/lít.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc đánh thuế BVMT là cần nhưng đánh thuế mặt hàng nào, mức độ ra sao, thực hiện như thế nào cho hợp lý là việc cần bàn đến, tránh việc tận thu, đẩy gánh nặng lên vai người tiêu dùng (NTD).
 Mua bán xăng tại cửa hàng trên đường Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa. Ảnh Phạm Hùng 
Nặng gánh vì thuế phí
Kinh nghiệm quản lý thuế xăng dầu của thế giới
Quản lý thuế xăng dầu luôn là bài toán hóc búa với nhà quản lý trong điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu của các quốc gia. Tại Trung Quốc, Chính phủ xác định giá bán lẻ các sản phẩm xăng dầu ngang bằng với giá quốc tế và không bù lỗ cho các DN kinh doanh xăng dầu. Trong tiến trình gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết mở cửa thị trường dầu khí nên nước này phải giảm thuế nhập khẩu, do đó về mặt cơ bản, thuế nhập khẩu đối với dầu thô là thấp.
Tại Hàn Quốc, mức thuế bình quân đối với dầu thô nhập khẩu là 5%. Đối với xăng, dầu lửa, khí gas và nhiên liệu nặng, mức thuế suất cơ bản là 8%. Riêng với các sản phẩm dầu mỏ, Chính phủ áp 4 loại thuế và 1 loại phụ thu. Thuế giao thông được áp dụng cho các sản phẩm dầu lửa, dầu hỏa và các sản phẩm dầu dùng cho động cơ và được điều chỉnh tỷ lệ phù hợp khi cân nhắc các yếu tố của nền kinh tế, tình hình thị trường dầu thế giới. Còn thuế nhiên liệu áp dụng cho xăng dầu, nhiên liệu dùng cho động cơ do chính quyền địa phương đề xuất.
Là quốc gia nhập khẩu ròng dầu thô nhưng Chính phủ Thái Lan chỉ thực hiện trợ giá duy nhất cho sản phẩm diesel, còn các sản phẩm xăng dầu khác được thả nổi theo giá thị trường có định hướng. Khi giá dầu thô ở mức thấp, Thái Lan để cho thị trường tự điều tiết, Chính phủ chỉ quản lý thông qua công cụ thuế quan gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ nhiên liệu. Nếu giá dầu thô tăng cao, Chính phủ lập tức can thiệp bằng cách quy định giá trần mà công cụ chủ yếu là trợ giá và thuế nhằm hạn chế bớt những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. (Hân Hân)
Cụ thể, khung giá thuế đối với mặt hàng xăng, trừ ethanol mà Dự thảo đưa ra là ở mức 3.000 - 8.000 đồng/lít, nhiên liệu bay: 3.000 - 6.000 đồng/lít, dầu diesel: 1.500 - 4.000 đồng/lít. Xăng E5, E10 có thể có khung mức thuế từ 2.700 - 7.200 đồng/lít và 2.500 - 6.800 đồng/lít… Như vậy, so với mức hiện đang áp dụng, mức thuế đề xuất theo Dự thảo tăng khoảng gấp 2 lần. Hiện nay, Luật Thuế BVMT quy định biểu khung mức thuế đối với xăng từ 1.000 - 4.000 đồng/lít, mức đang áp dụng là 3.000 đồng/lít. Khung thuế với nhiên liệu bay từ 1.000 - 3.000 đồng/lít, mức đang áp dụng là 3.000 đồng/lít.
Bộ Tài chính lý giải, việc điều chỉnh khung giá thuế BVMT với xăng là cần thiết để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cho hay, theo các cam kết hội nhập, lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu với mặt hàng xăng đến năm 2024 cơ bản về 0%. Vì thế, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh lại khung thuế. “Ở đây, chúng ta mới chỉ ban hành khung thuế BVMT thôi. Mức cụ thể thế nào phải do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở đánh giá tác động đến sản xuất kinh doanh, giá thành đến NTD” - ông Thi chia sẻ.
Trong khi đó, dưới góc độ nghiên cứu, nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất tăng thuế BVMT với mặt hàng xăng là không hợp lý. Theo TS Ngô Trí Long, hiện, mức thuế, phí trong cơ cấu giá xăng dầu tại Việt Nam đã rất cao, có lúc chiếm gần 50% trong cơ cấu giá mỗi lít xăng. Hiện, mức thuế, phí xăng dầu của Việt Nam đang cao gấp rưỡi Mỹ.
Trên thế giới, chỉ một số ít nước áp dụng loại thuế này, trong đó có Việt Nam. “Trước đây, khi tăng thuế từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít, Bộ trưởng Bộ Tài chính từng nói tăng thuế không làm tăng giá xăng dầu. Tuy nhiên, thực tế tăng 3.000 đồng/lít là mức cao, chiếm khoảng 40% giá nhập khẩu. Vì thế, nếu tăng lên mức khoảng 7.000 - 8.000 đồng/lít thì không thể nói không ảnh hưởng đến giá được” - ông Long nhấn mạnh, và kiến nghị nên giữ nguyên mức như hiện nay.
Chưa ảnh hưởng đến giá xăng?
Tăng thuế BVMT là giải pháp đã được tính đến mấy năm gần đây. Việc tăng thuế BVMT với
DN và người dân đã quen với sự thất thường của biểu giá xăng dầu và buộc phải chấp nhận thực tế đó dù muốn hay không. Có một thực tế là thời gian qua, giá xăng dầu diễn biến quá thất thường, dẫn đến giá thành vận tải cũng chịu ảnh hưởng theo; đó cũng là khởi đầu cho chuỗi phản ứng dây chuyền kích thích giá cả trên mọi lĩnh vực của thị trường tăng theo, tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội. Đề nghị cơ quan chức năng cần có biện pháp kiểm soát, ổn định giá xăng dầu để từ đó ổn định giá cước và thị trường vận tải. - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên
 Việc Bộ Tài chính đề xuất nâng khung thuế BVMT đối với xăng dầu lên từ 4.000 - 8.000 đồng/lít chắc chắn sẽ khiến giá thành loại nhiên liệu này tăng cao chót vót. Hiện, nhiên liệu chiếm từ 35 - 40% tỷ lệ cấu thành của cước vận tải; giá cước buộc phải tăng tỷ lệ thuận với giá xăng dầu, không thể khác được. Điều này không chỉ khiến các DN vận tải gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, mà còn ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế thị trường, khiến giá tiêu dùng cũng tăng theo đáng kể. Do đó, Nhà nước và Bộ Tài chính cần cân nhắc, thận trọng trước khi ban hành mức thuế này; hoặc có thể tăng theo một lộ trình chậm rãi hơn, tạo điều kiện cho DN và cả xã hội nói chung có sự chuẩn bị để thích ứng với giá xăng dầu tăng mạnh. Mặt khác, Bộ Tài chính cần có sự kiểm soát, có quy định cụ thể về phần trách nhiệm của các DN kinh doanh xăng dầu. Trên thực tế, cứ tăng thuế là DN xăng dầu tăng giá; trong khi họ là người được lợi lớn nhất từ mặt hàng này thì người chịu thiệt chỉ có DN vận tải và người dân mà thôi. - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ du lịch Nguyên Minh
Nguyễn Hồng Minh
một số mặt hàng là cần thiết để tăng trách nhiệm của DN, NTD, đồng thời đóng góp cho ngân sách. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần phải tính toán để đảm bảo tính động viên, tránh tình trạng tận thu và tăng gánh nặng cho người dân. Xăng dầu là hàng hóa quan trọng. Thuế BVMT tăng không chỉ khiến giá xăng tăng mà còn kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng khác.
Phía Bộ Tài chính, Vụ trưởng Phạm Đình Thi cho rằng, với mức tăng này chưa phải lo lắng đến việc tăng giá xăng thời gian tới. Nguyên nhân là vì khung thuế được điều chỉnh nhưng theo lộ trình cắt giảm thuế mặt hàng xăng đến năm 2024 cơ bản về 0% nên không ảnh hưởng nhiều đến việc tăng giá. Cũng theo ông Thi, việc điều chỉnh này cũng hạn chế tình trạng giá xăng dầu tại Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực, có thể dẫn đến tình trạng xăng dầu từ nước ta chảy sang các nước này.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, tăng thuế BVMT sẽ khiến sức cạnh tranh của hàng hóa bị ảnh hưởng, trực tiếp từng NTD bị thiệt.
Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh cũng nhận định, đề xuất tăng thuế BVMT với xăng dầu lên đến 8.000 đồng/lít là mức nâng quá cao, làm tăng thêm chi phí vận tải hàng hóa, hành khách và chi phí đầu vào cho các DN. Điều này có thể tác động tới lạm phát, ảnh hưởng đến cạnh tranh hàng hóa nên cần thận trọng. “Việt Nam đã cam kết hội nhập với nhiều điều khoản giảm thuế để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa. Do đó, nên tính cách khác để tăng nguồn thu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu tiền thuế thu được cho công tác BVMT” - ông Doanh nêu quan điểm.
 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần