Điều chỉnh thi tốt nghiệp THPT có thể triển khai từ 2014
Kinhtedothi - Bộ Giáo dục-Đào tạo khẳng định việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT hoàn toàn không làm khó học sinh.
Làm sao để việc thi cử không còn nặng nề, gây áp lực cho toàn xã hội như hiện nay, đồng thời tác động tích cực trở lại quá trình giáo dục thực sự đang là mong muốn của mọi người. Chính vị vậy, Dự thảo điều chỉnh phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa đưa ra đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Phóng viên đã trao đổi với ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định giáo dục (Bộ Giáo dục-Đào tạo) về vấn đề này.
![]() PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định giáo dục, Bộ Giáo dục-Đào tạo (Ảnh: Tuổi trẻ)
|
PV: Đa số ý kiến học sinh và phụ huynh học sinh đồng tình với đề xuất của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn băn khoăn lo lắng cho rằng thời điểm này là quá muộn để thực hiện việc điều chỉnh phương án thi, xét tốt nghiệp, gây tâm lý bất an cho học sinh. Ông cho biết, vì sao Bộ Giáo dục- Đào tạo lại chọn thời điểm này để đưa ra phương án điều chỉnh?
Ông Mai Văn Trinh: Thực tế cho thấy, kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm qua đã tạo áp lực cho học sinh và tốn kém cho xã hội. Do vậy, việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT là đòi hỏi tất yếu xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, đó là việc chúng ta từng bước đưa Nghị quyết của BCH TW Đảng vào thực tiễn giáo dục, từng bước đáp ứng được nguyện vọng của học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Điều chỉnh phương án thi tốt nghiệp THPT để từng bước triển khai những bước đi vững chắc nhưng tiết kiệm với định hướng đổi mới chương trình sách giáo khoa.
Các học sinh lớp 12 cũng cần lưu ý rằng những điều chỉnh lần này là nhằm tạo thuận lợi cho học sinh chứ không gây thêm khó khăn cho các bạn. Các học sinh không phải thay đổi nhiều trong cách học của mình.
PV: Như ông vừa nói, việc điều chỉnh sẽ tạo thuận lợi cho học sinh, hoàn toàn không gây khó khăn. Ông có thể nói cụ thể hơn?
Ông Mai Văn Trinh: Cụ thể ở đây việc xét miễn thi tốt nghiệp đối với những học sinh học tập tốt ở tốp đầu, sẽ tạo động lực để các em đã học tốt, thì không phải dự kỳ thi này, như vậy sẽ giảm khá nhiều tốn kém cho xã hội. Về số môn thi, chúng ta thi 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Xin lưu ý, 2 môn tự chọn này là các em được tự chọn theo sở trường và năng lực của mình. Điều chỉnh này rất thuận lợi cho các em và là định hướng khuyến khích năng lực của các em.
Thêm nữa, chúng ta phối hợp đánh giá kết quả học tập của các em, cụ thể phối hợp kết quả học tập của các em ở lớp 12 với kết quả thi để xét và công nhận tốt nghiệp. Việc kết hợp này sẽ giúp các em không phải chịu rủi ro khi kết quả học tập của mình chỉ phụ thuộc vào một kỳ thi như trước đây. Như vậy, những điều chỉnh này là hoàn toàn hướng đến việc tạo thuận lợi cho học sinh nhưng vẫn đánh giá được năng lực của các em.
PV: PHHS băn khoăn liệu Dự thảo này có được áp dụng trong năm nay hay không và phương án thi tốt nghiệp THPT được lựa chọn có được áp dụng lâu dài hay không?
Ông Mai Văn Trinh: Từ những căn cứ khoa học cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt qua tổng hợp ý kiến của các nhà giáo lão thành, các nhà quản lý giáo dục, nhà giáo, phụ huynh học sinh từ thời điểm Dự thảo phương án được đưa ra, cho thấy phần lớn ủng hộ phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT với 4 môn thi gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn học sinh tự chọn đồng thời phối hợp sử dụng kết quả lớp 12 và điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp cho các em.
Phương án này giảm áp lực cho học sinh, giảm tốn kém cho xã hội vẫn bảo đảm khách quan, đánh giá được năng lực học sinh, đây là cơ sở vững chắc để có thể áp dụng phương án này ngay từ năm 2014.
Tuy nhiên, Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 được tốt nhất. Phương án này sẽ được duy trì ổn định cho đến khi chúng ta bắt đầu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên theo chương trình sách giáo khoa mới.
PV: Theo lộ trình sau 2015 chúng ta sẽ có chương trình sách giáo khoa mới, dư luận đặt câu hỏi tại sao chúng ta phải vội vàng điều chỉnh và dự kiến áp dụng phương án thi tốt nghiệp THPT ngay từ năm nay, liệu có áp lực nào hay không, thưa ông?
Ông Mai Văn Trinh: Nghị quyết Hội nghị T.Ư 8 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI và Nghị quyết 29 là sản phẩm của trí tuệ. Những người làm giáo dục phải có trách nhiệm triển khai Nghị quyết một cách sớm nhất nhưng đảm bảo tính khả thi không gây sốc, nhanh chóng đi vào đời sống giáo dục. Thế nên tôi mới nói rằng đây là một sự đòi hỏi tất yếu, phù hợp với lộ trình và có tính khả thi cao.
PV: Xin cảm ơn ông!
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Bộ LĐTB&XH ban hành Chỉ thị tổ chức Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021
- Huy động nguồn lực xã hội phát triển các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
- Hà Nội tiếp tục phối hợp giám sát chặt chẽ vấn đề an toàn thực phẩm
- Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng hàng trăm tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác Đảng
TAG:
-
Gia Lâm tổng kết công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng
Kinhtedothi- Ngày 27/1, UBND huyện Gia Lâm tổ chức tổng kết công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng,...XEM THÊM -
Hơn 320 người dân tham gia “Chợ Tết nhân đạo - Tết ấm yêu thương”
Kinhtedothi - Sáng 27/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) TP Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức chương trình “Chợ Tết n...XEM THÊM -
Cô gái 20 tuổi bị mù mắt sau tiêm filler nâng mũi
Kinhtedothi - Ngày 27/1, theo thông tin từ Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Đức, BV đã tiếp nhận bệnh nhân nữ N.T.H. (20 ...XEM THÊM
- Thủ tướng yêu cầu: Kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt, chủ động
- Hình ảnh các đại biểu thảo luận Văn kiện Đại hội XIII tại hội trường
- Thông cáo báo chí về ngày làm việc chính thức thứ hai tại Đại hội XIII của Đảng
- Nhà hàng Thủy Tạ: Sợi dây gắn kết người Hà Nội nay với nét thanh lịch Hà Thành
- Chất lượng không khí Hà Nội ngày 27/1: Đã có sự cải thiện
- Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường: Giai cấp công nhân “áo xanh” thế hệ 4.0 là nguồn lực vô giá
- Bắc Bộ đón không khí lạnh, Hà Nội giảm 10 độ C
- Hải Dương: Nữ công nhân dương tính SARS-CoV-2 khi đến Nhật Bản
- Đoàn đại biểu TP Hà Nội nhất trí cao với các bài học kinh nghiệm, giải pháp, tầm nhìn chiến lược trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng