70 năm giải phóng Thủ đô

Độc đáo không gian trưng bày tư liệu về áo dài Huế xưa và nay

Minh Tân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam đã trải qua những giai đoạn lịch sử, trở thành hình ảnh gắn liền với vẻ đẹp duyên dáng, lịch lãm đầy thẩm mỹ và là niềm tự hào của người Việt.

Diễn ra từ ngày 17/6 đến ngày 17/7 tại 23 - 25 Lê Lợi, không gian trưng bày “Một số tư liệu về áo dài Huế xưa và nay” là các hình ảnh tư liệu, trang phục áo dài của người Việt qua các thời kỳ cũng như những bộ áo dài Huế xưa và nay. Trong đó, ngoài một số trang phục được phục chế là những chiếc áo dài truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ, với mong muốn góp thêm tư liệu khẳng định giá trị và tôn vinh vẻ đẹp trang phục áo dài Việt Nam nói chung, nét riêng của áo dài Huế.

Theo các nhà nghiên cứu, dù chưa có văn bản chính thức nào kết luận về nguồn gốc và sự hình thành của áo dài Việt, tuy nhiên có ý kiến cho rằng đó là bước phát triển từ áo tứ thân và áo ngũ thân của người Việt xưa. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, giao thoa của các nền văn hóa, chiếc áo dài đã có những sự cách tân để có hình dáng như ngày hôm nay.

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử được trưng bày.
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử được trưng bày.

Áo dài Việt Nam được biết đến với 2 dạng: Áo tứ thân (bốn thân) và ngũ thân (năm thân). Trong đó, áo tứ thân ít thay đổi và phổ biến ở phụ nữ nông thôn Bắc Bộ, không còn thông dụng mấy chục năm trước. Áo ngũ thân đã tồn tại và phổ biến trong một thời gian dài từ thời chúa Nguyễn sang vua Nguyễn và tiếp tục biến đổi.

Từ áo ngũ thân, một số nhà tạo mẫu cách tân ra như áo dài Lemur cuối thập niên 30, áo dài Lê Phổ, Lê Thị Lựu (thập niên 30 và 40), áo dài cao cổ (thập niên 50), áo dài cổ thuyền (từ cuối thập niên 50), áo dài tay giác lăng (thập niên 60), áo dài thắt eo lưng ong (thập niên 60), áo dài mini (cuối thập niên 60) và áo dài từ thập niên 80 cho đến nay.

Trong dòng chảy chung của lịch sử phát triển chiếc áo dài Việt Nam, trang phục áo dài Huế đã hình thành nên một sắc thái riêng từ màu sắc, cách cắt may, hoa văn… Trong đó màu tím của tà áo dài đã trở thành màu đặc trưng nhất khi nói về áo dài Huế và in sâu trong tâm khảm của người con gái Huế.

Một số hình ảnh về áo dài Việt Nam và áo dài Huế qua các thời kỳ lịch sử:

Những chiếc áo dài Huế mang nét riêng biệt được phục chế và sưu tầm tại không gian trưng bày.
Những chiếc áo dài Huế mang nét riêng biệt được phục chế và sưu tầm tại không gian trưng bày.
Áo tứ thân là một trang phục của phụ nữ miền Bắc Việt Nam được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Áo có 2 vạt trước và sau. Ngày nay, áo dài tứ thân được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống ở một số vùng miền Bắc nước ta.
Áo tứ thân là một trang phục của phụ nữ miền Bắc Việt Nam được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Áo có 2 vạt trước và sau. Ngày nay, áo dài tứ thân được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống ở một số vùng miền Bắc nước ta.
Chiếc áo dài Lemur (còn gọi là áo dài Cát Tường) và chiếc áo dài cổ thuyền. Áo dài Lemur do nghệ sĩ Cát Tường ở Hà Nội sáng tạo ra những năm 1930, chỉ giới nghệ sĩ hay thời thượng thời này mới mặc. Áo dài cổ thuyền do đạo diễn Thái Thúc Nha sáng tạo từ năm 1958 và sau đó phổ biến ở miền Nam Việt Nam.
Chiếc áo dài Lemur (còn gọi là áo dài Cát Tường) và chiếc áo dài cổ thuyền. Áo dài Lemur do nghệ sĩ Cát Tường ở Hà Nội sáng tạo ra những năm 1930, chỉ giới nghệ sĩ hay thời thượng thời này mới mặc. Áo dài cổ thuyền do đạo diễn Thái Thúc Nha sáng tạo từ năm 1958 và sau đó phổ biến ở miền Nam Việt Nam.
Những chiếc áo dài ngũ thân nam của giới thượng lưu thời Nguyễn cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Những chiếc áo dài ngũ thân nam của giới thượng lưu thời Nguyễn cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Một họa tiết trên chiếc áo dài ngũ thân nam của giới thượng lưu thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Một họa tiết trên chiếc áo dài ngũ thân nam của giới thượng lưu thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Vua Hàm Nghi trong trang phục chiếc áo dài ngũ thân.
Vua Hàm Nghi trong trang phục chiếc áo dài ngũ thân.
Chiếc áo dài Nhật Bình được phục chế. Tên Nhật Bình bắt nguồn từ việc hoa văn trang trí trên áo tạo thành một hình chữ nhật lớn trước ngực. Trên thân áo, các đồ án hoa văn chính hình tròn khép kín chiếm diện tích lớn thường được thêu là phượng ổ, loan ổ. Bên cạnh đó, các hoa văn phụ với ý nghĩa cát tường, tốt lành như chữ thọ, chữ phúc, bát bửu, hoa dây, hoa lựu…
Chiếc áo dài Nhật Bình được phục chế. Tên Nhật Bình bắt nguồn từ việc hoa văn trang trí trên áo tạo thành một hình chữ nhật lớn trước ngực. Trên thân áo, các đồ án hoa văn chính hình tròn khép kín chiếm diện tích lớn thường được thêu là phượng ổ, loan ổ. Bên cạnh đó, các hoa văn phụ với ý nghĩa cát tường, tốt lành như chữ thọ, chữ phúc, bát bửu, hoa dây, hoa lựu…
Nam phương Hoàng Hậu trong chiếc áo dài Nhật Bình.
Nam phương Hoàng Hậu trong chiếc áo dài Nhật Bình.
Chiếc áo dài 3 thân tay nối của bà Trần Thị Châu (85 tuổi), tiểu thương chợ Đông Ba. Bà là một trong ít người luôn luôn mặc chiếc áo dài mỗi khi ra chợ trong suốt hàng chục năm nay.
Chiếc áo dài 3 thân tay nối của bà Trần Thị Châu (85 tuổi), tiểu thương chợ Đông Ba. Bà là một trong ít người luôn luôn mặc chiếc áo dài mỗi khi ra chợ trong suốt hàng chục năm nay.
Chiếc áo dài kiểu chít eo lưng ong. Những năm 1960, ở miền Nam Việt Nam áo dài chít eo trở thành kiểu dáng thời thượng. Đặc trưng của chiếc áo dài này là có đường eo nhấn sâu, cắt cao lên trên cạp quần, tà may dài đến mắt cá chân nhằm tôn dáng “thắt đáy lưng ong” của người phụ nữ.
Chiếc áo dài kiểu chít eo lưng ong. Những năm 1960, ở miền Nam Việt Nam áo dài chít eo trở thành kiểu dáng thời thượng. Đặc trưng của chiếc áo dài này là có đường eo nhấn sâu, cắt cao lên trên cạp quần, tà may dài đến mắt cá chân nhằm tôn dáng “thắt đáy lưng ong” của người phụ nữ.
Tà áo dài của nữ sinh Đồng Khánh Huế thập niên 70 được bà Đoàn Thị Trúc Anh lưu giữ đến ngày nay. Kiểu áo dài này tạo nên sự thoải mái, trẻ trung và năng động nên được các nữ sinh thời bấy giờ rất ưa chuộng.
Tà áo dài của nữ sinh Đồng Khánh Huế thập niên 70 được bà Đoàn Thị Trúc Anh lưu giữ đến ngày nay. Kiểu áo dài này tạo nên sự thoải mái, trẻ trung và năng động nên được các nữ sinh thời bấy giờ rất ưa chuộng.
Từ thập niên 1980 đến nay không có nhiều thay đổi. Đến giờ này, áo dài hiện đại đã được các nhà thiết kế đưa các chất liệu lên áo dài như vải thổ cẩm, rồi vẽ trên áo dài và thời gian gần đây là thêu, in trên áo dài.
Từ thập niên 1980 đến nay không có nhiều thay đổi. Đến giờ này, áo dài hiện đại đã được các nhà thiết kế đưa các chất liệu lên áo dài như vải thổ cẩm, rồi vẽ trên áo dài và thời gian gần đây là thêu, in trên áo dài.
Cùng với các chuỗi hoạt động trong Festival Huế 2022, tuần lễ Ngày hội áo dài cộng đồng Huế 2022 nhằm tiếp tục khai thác thế mạnh, thương hiệu và giá trị độc đáo của áo dài Huế cũng như tôn vinh, khẳng định thương hiệu áo dài Huế nói riêng và áo dài Việt Nam nói chung.
Cùng với các chuỗi hoạt động trong Festival Huế 2022, tuần lễ Ngày hội áo dài cộng đồng Huế 2022 nhằm tiếp tục khai thác thế mạnh, thương hiệu và giá trị độc đáo của áo dài Huế cũng như tôn vinh, khẳng định thương hiệu áo dài Huế nói riêng và áo dài Việt Nam nói chung.