Đồng Tháp: Phát triển bền vững ngành xoài

Hữu Tuấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Sáng 28/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức hội thảo nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành hàng xoài. Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Cục Trồng trọt, sở nông nghiệp các tỉnh, thành và các doanh nghiệp kinh doanh và trồng xoài trên địa bàn tỉnh.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp cho biết: Xoài là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh. Hiện nay tỉnh có hơn 14.000ha trồng xoài. Sản lượng xoài toàn tỉnh trên 185.000 tấn/năm. Xoài được trồng nhiều ở TP Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Thanh Bình...

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Trong khi đó, lãnh đạo Cục Trồng trọt cho rằng: thông tin tình hình sản xuất xoài cả nước năm 2022 diện tích đạt hơn 115.000 ha, nâng suất đạt hơn 968.000 tấn. Có 4 tỉnh trồng xoài lớn của cả nước gồm: Sơn La, Khánh Hòa, Đồng Tháp, An Giang, Đồng Nai, Vĩnh Long. Tổng 6 tỉnh: đạt 72,5 nghìn ha (bằng 62,7% so cả nước); sản lượng: 662,2 nghìn tấn (bằng 66,6% cả nước).

Cả nước có 6 tỉnh trồng xoài lớn nhất cả nước. Ảnh PV
Cả nước có 6 tỉnh trồng xoài lớn nhất cả nước. Ảnh PV

Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, hiện tại sản xuất xoài tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại như: Quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, khó khăn cho công tác đầu tư, quản lý chất lượng, tiêu thụ sản phẩm; Tác động của biến đổi khí hậu (khô hạn, xâm nhập mặn, nhiệt độ bất thường, mưa trái mùa…), sâu bệnh hại ảnh hưởng năng suất, sản lượng và chất lượng xoài; Sản xuất đạt chứng nhận còn rất khiêm tốn.

Áp dụng quy trình sản xuất chưa tốt, khâu cắt tỉa, tạo tán còn yếu; Thiếu liên kết sản xuất, tiêu thụ, giá bán biến động, không ổn định; Yêu cầu về ATTP của các thị trường xuất khẩu ngày càng tang; Sơ chế, chế biến, đa dạng sản phẩm từ xoài còn khiêm tốn; Hệ thống thông tin thị trường còn hạn chế, chưa có nghiên.

Bên cạnh đó nhiều giải pháp đưa ra để tổ chức sản xuất như: Các tỉnh cần rà soát, quy hoạch sản xuất tập chung, hình thành liên kết sản xuất theo chuối. Các tỉnh cần tiếp tục có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến và xuất khẩu xoài và các sản phẩn từ xoài; Hình thành các tổ chức liên kết sản xuất xoài (HTX, THT); Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất có chứng nhận, sản xuất đáp ứng ATTP, cấp mã số vùng trồng; Tỉnh cần đẩy mạnh việc đáng giá công nhận cây đầu dòng, vườn đầu dòng, quản lý tốt chất lượng giống xoài. Triển khai ghép cải tạo, trồng mới các vùng sản xuất xoài già cỗi, kém hiệu quả bằng giống mới có năng suất, chất lượng và đầu ra tốt; Tiếp tục chỉ đạo rải vụ sản xuất xoài; Tiếp tục hỗ trợ chính sách phát triển ngành xoài. Chuyển đổi số.

Đồng thời, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Người sản xuất áp dụng tốt quy trình sản xuất an toàn VSTP, quy trình rải vụ xoài, áp dụng tốt cắt tỉa cành tạo tán, tỉa quả, tăng cường sử dụng phân hữu cơ; Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như hệ thống tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân, công nghệ số, tre phủ đất bằng tàn dư thực vật, thiết kế mương vườn hợp lý để có thể trữ nước trong mùa khô; Áp dụng phòng trừ tổng hợp trong phòng trừ sâu bệnh, tăng giải pháp bao trái hạn chế sâu bênh; Đẩy mạnh đăng ký cấp mã số vùng trồng trong nước cũng như xuất khẩu, tuân thủ các quy định về cấp mã số vùng trồng (đặc biệt khâu ghi chép sổ sánh, ...); Ghép cải tạo vườn già cỗi bằng giống mới có năng suất, chất lượng và đầu ra tốt.

Ngoài ra, áp dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường như: Đối với thị trường trong nước, các địa phương cần xây dựng thương hiệu. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm xoài, gắn với chỉ dẫn địa lý; xúc tiến thương mại để người tiêu dùng trong nước biết đến và tiêu thị.