Gạt bỏ lo ngại về thương mại, chứng khoán thế giới phục hồi mạnh

Nguyễn Thu (Theo CNBC)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 18/7, Chứng khoán Mỹ phục hồi sau 2 phiên giảm liên tiếp nhờ kỳ vọng FED sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh hơn.

Cổ phiếu châu Á phủ sắc xanh
Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên 19/7 sau tuyên bố của một quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) làm củng cố thêm kỳ vọng của giới đầu tư rằng ngân hàng trung ương có thể nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh hơn dự kiến.
Cổ phiếu châu Á quay đầu tăng điểm trong phiên 19/7.
Tại Trung Quốc đại lục, hợp chất Thượng Hải đã tăng 0,49% tại thời điểm giao dịch sớm, trong khi hợp chất Thâm Quyến tăng thêm 0,601%. Ở Hồng Kông, chỉ số Hang Seng tăng thêm 0,72%.
Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 1,56% trong phiên này nhờ cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Tokyo Electron leo dốc hơn 4%. Chỉ số chứng khoán Topix cũng nhích 1,68%.
Chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc đều giảm mạnh trong ngày 18/7 giữa lúc xuất hiện mối đe dọa mới về thương mại. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17/7 cho biết, 2 nước còn “cả chặng đường dài để đi” trên lĩnh vực thương mại, Mỹ có thể áp thuế bổ sung đối với 325 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc “nếu muốn”.
Trong phiên giao dịch ngày 19/7, tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc, chỉ số Kospi cộng 0,68%, sau khi cổ phiếu của Samsung Electronics leo dốc hơn 1%.
Chỉ số ASX 200 của thị trường chứng khoán Australia cũng tăng 0,76%, khi các công ty khai thác vàng chứng kiến ​​mức tăng mạnh với cổ phiếu của Newcrest Mining, Evolution Mining và Alacer Gold đều tăng lần lượt ở mức 3%.
Cổ phiếu của Ngân hàng Quốc gia Australia cũng cộng 2,32% sau thông báo bổ nhiệm ông Ross McEwan làm tân Giám đốc điều hành.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm xuống còn 96,828 điểm từ mức cao 97,2 điểm trong phiên trước đó.
Kỳ vọng FED nới lỏng chính sách giúp Phố Wall phục hồi
Chứng khoán Mỹ khởi sắc trong phiên 18/7, sau khi những nhận định từ các quan chức hàng đầu của FED đã khiến kỳ vọng ngày càng cao rằng ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ hơn.
3 chỉ số chính trên sàn Phố Wall quay đầu tăng điểm vào phiên buổi chiều sau khi Chủ tịch FED khu vực New York, John Williams tuyên bố Cơ quan này cần “nhanh chóng hành động” khi nền kinh tế giảm tốc và lãi suất thấp. “Tốt hơn là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước khi thảm họa xảy ra”, ông Williams nhấn mạnh trong một bài phát biểu.
Chứng khoán Mỹ phục hồi sau 2 phiên giảm liên tiếp.
Sau những nhận định từ ông Williams, giới đầu tư càng củng cố thêm kỳ vọng rằng FED có thể tiến sâu hơn so với cắt giảm 0.25% lãi suất tại cuộc họp chính sách vào cuối tháng này.
Tuy nhiên, đà tăng của thị trường đã bị kìm hãm khi chứng khoán Mỹ đón hận một loạt kết quả lợi nhuận doanh nghiệp trái chiều.
Cổ phiếu Netflix rớt hơn 10% sau khi công ty cho biết số người đăng ký tại Mỹ bất ngờ sụt giảm cùng với tăng trưởng thành viên quốc tế chậm hơn dự báo. Các số liệu đó đã lấn át kết quả thu nhập mỗi cổ phiếu tăng mạnh hơn kỳ vọng trong quý trước.
Morgan Stanley công bố kết quả kinh doanh quý II tốt hơn dự báo, chủ yếu nhờ các bộ phận quỹ và quản lý tài sản. Cổ phiếu này đã leo dốc 1,5%.
Hiện đã có hơn 12% số công ty thuộc chỉ số S&P 500 báo cáo lợi nhuận quý II, dữ liệu từ FactSet cho thấy. Trong số các công ty này, có đến gần 84% công ty có lợi nhuận tốt hơn dự báo.
Chốt phiên giao dịch này, S&P 500 tăng 0,4% lên 2.995,11 điểm, dẫn đầu là đà leo dốc 0,8% của lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 0,3% lên 8.207,24 điểm. Chỉ số Dow Jones nhích 3,12 điểm (tương đương 0,01%) lên 27.222,97 điểm, sau khi giảm tới 151,6 điểm trước đó. Đây là phiên tăng điểm đầu tiên của 3 chỉ số chính của Phố Wall trong 3 phiên vừa qua.
Các chỉ số chính đã leo lên mức cao mọi thời đại hồi đầu tuần này nhưng nỗi lo về mùa báo cáo lợi nhuận đang diễn ra và lo ngại kéo dài về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã đánh bật các chỉ số rút khỏi mức cao đó.
Chứng khoán Mỹ giảm 2 phiên liên tiếp vào ngày 17/7 sau khi tờ Wall Street Journal đưa tin các vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang bị đình trệ do những hạn chế đối với tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng Huawei không phải là điểm mấu chốt trong đàm phán.