Giá cà phê hôm nay 22/2: Đầu cơ rút vốn đẩy Robusta tiếp tục giảm

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 22/2 trong khoảng 40.700 - 41.300 đồng/kg. Giá cà phê Robusta giảm trong ngày đầu tuần khi sàn New York tạm nghỉ.

Giá cà phê hôm nay 22/2: Đầu cơ rút vốn đẩy Robusta tiếp tục giảm  
Giá cà phê hôm nay 22/2: Đầu cơ rút vốn đẩy Robusta tiếp tục giảm  

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.700 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.200 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.200 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.100 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.200 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm giảm nhẹ so với cùng thời điểm hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 giảm 15 USD/tấn ở mức 2.256 USD/tấn, giao tháng 5/2022 giảm 21 USD/tấn ở mức 2.234 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York tạm nghỉ ngày đầu tuần. Giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giữ ở mức 246,85 cent/lb, giao tháng 5/2022 ở mức 246 cent/lb.

Tuần trước, lo ngại xung đột địa chính trị giữa Nga – Ukraina đi kèm với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm kích thích kinh tế và nâng lãi suất cơ bản USD khá mạnh tay tại phiên họp chính sách sắp tới nhằm ngăn chặn lạm phát vượt mức “chưa từng thấy”, đã thu hút dòng vốn đầu cơ tiếp tục chảy mạnh về các tài sản trú ẩn và các sàn hàng hóa có tính thanh khoản cao.

Theo dữ liệu báo cáo của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê tháng 1/2022 đạt 163.324 tấn (tương đương 2,72 triệu bao), tăng 3,6% so với tháng 12/2021, nhưng lại giảm 6,5% so với ước báo cáo ban đầu do vẫn còn những vấn về logistics chưa sớm cải thiện.

Năm 2022, theo đánh giá, Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà phê tới 5 thị trường hàng đầu thế giới (Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Canada, Italy). Để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường này, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành cà phê cần chú trọng đến khâu truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực sản xuất.

Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần có sự thay đổi, giảm xuất khẩu cà phê nhân thô, đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan. Hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được chú trọng, giúp quảng bá và kết nối sản phẩm cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới.