Giá cà phê tuần này 10/8 - 16/8: Tăng cao nhất 400 đồng/kg, nhiều tín hiệu lạc quan

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê nguyên liệu tuần này (10/8 - 16/8) tăng trung bình 200 đồng - 400 đồng/kg ở các địa phương.

Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê tuần này được thu mua với mức 32.300 đồng/kg ngày thứ Hai, và kết thúc giá 32.500 đồng/kg vào ngày cuối tuần, tăng 200 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) tăng lần lượt 300 đồng - 400 đồng/kg lên mức 32.600 đồng/kg.
Giá cà phê tuần này 10/8 - 16/8: Tăng cao nhất 400 đồng/kg, nhiều tín hiệu lạc quan. Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn ảnh: tranlinh.designer
Trong khi đó tại Đắk Lắk giá cà phê trong tuần tăng đều 400 đồng/kg tại huyện Cư M'gar, huyện Ea H'leo, Buôn Hồ (Đắk Lắk). Chốt giá phiên cuối tuần tại các địa phương trên lần lượt là: 33.200 đồng/kg, 33.000 đồng/kg, 33.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê tăng 300 đồng/kg, lên 32.800 đồng/kg (Gia Nghĩa), 32.900 đồng/kg (Đắk R'lấp).
Tại tỉnh Gia Lai giá cà phê cũng tăng nhẹ, được thu mua phiên cuối tuần là 32.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng 32.900 đồng/kg, tăng 200 đồng - 300 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum cũng ghi nhận giá tăng 300 đồng/kg so với phiên đầu tuần, chốt giá 32.800 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá của 2 sàn cà phê lớn có dấu hiệu đảo chiều. Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng trong khi giá cà phê Arabica giảm nhẹ.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn London kỳ hạn giao ngay tháng 9 ở mức 1.445 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 lên 1.384 USD/tấn, so với phiên giao dịch đầu tuần các mức tăng đáng kể.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica trên sàn New York tuy có nhiều phiên. Chốt giá phiên cuối tuần, kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm xuống 114,7 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm còn 116,45 cent/lb.
Dự báo, thời gian tới, nguồn cung cà phê trong nước hạn chế cùng với tình trạng thiếu nước tại khu vực Tây Nguyên khiến sản lượng thấp sẽ thúc đẩy giá cà phê trong nước tăng lên. Trong khi đó, việc phong tỏa hoặc giãn cách tại nhiều nước trên thế giới do đại dịch Covid-19 khiến tiêu thụ cà phê tại nhà tăng mạnh, chủ yếu là loại Robusta trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu dùng cà phê được dự báo sẽ tăng khoảng 5,8% trong năm 2020.