Giá vàng hôm nay 3/3: SJC tăng mạnh ngay đầu phiên

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá vàng sáng nay (3/3) trên thị trường quốc tế tiếp tục trong xu hướng tăng so với phiên trước. Khu vực kinh tế châu Âu lạm phát giảm nhưng tốc độ chậm hơn so với dự báo, khiến giới đầu tư lo ngại kinh tế chịu áp lực, khó tăng trưởng.

Giá vàng thế giới và trong nước cùng tăng. Ảnh minh họa.
Giá vàng thế giới và trong nước cùng tăng. Ảnh minh họa.

Sáng nay, giá vàng trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng so với phiên trước. Lúc 8 giờ 30 phút (giờ Hà Nội), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á ở quanh ngưỡng 1.839 USD/ounce, tăng hơn 4 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Trước đó, chốt phiên tại thị trường Mỹ vào đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới đứng ở mức 1.835 USD/ounce, đi ngang so với chốt phiên trước tại thị trường này.

Giá vàng SJC tại thị trường tự do sáng nay tăng mạnh so với phiên trước. Cụ thể, cùng thời điểm trên, giá vàng SJC tại thị trường TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 66,25 – 66,95 triệu đồng/lượng.

Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch mua - bán trong khoảng 66,25 – 66,97 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều tăng mạnh 100.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán là 700.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại tập đoàn Doji niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 66,2 – 66,9 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 100.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại công ty Phú Quý 66,2 – 66,9 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán là 700.000 đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý 24K được công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 53,3 – 54,15 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 900.000 đồng/lượng.

Vàng nhẫn Doji 9999 của tập đoàn Doji niêm yết giá mua - bán tại Hà Nội quanh mức 53,1 – 54,05 triệu đồng/lượng, tăng 60.000 đồng/lượng cả chiều mua và tăng 70.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán là 850.000 đồng/lượng.

Ngày 2/3, Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) đã công bố số liệu lạm phát tháng 2/2023 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ở mức tăng 8,5% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 8,6% của tháng 1, nhưng vẫn cao hơn mức dự báo 8,3%.

Lạm phát lõi của khu vực Eurozone tháng 2/2023 (không bao gồm giá lương thực và năng lượng dễ biến động) đã tăng 5,6% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 5,3% trong tháng 1. Những mặt hàng tăng cao trong tháng vừa qua tại khu vực Eurozone là giá lương thực, đồ uống. Có những sản phẩm đã tăng gấp đến 2-3 lần so với trước thời điểm diễn ra xung đột Ukraine kết từ tháng 2/2022.

Nhiều chuyên gia cho rằng, lạm phát đang bào mòn các nền kinh tế tại Eurozone. Bởi các gia đình vẫn phải thắt lưng buộc bụng do giá cả leo thang, do đó sản xuất không thể mở rộng khi chỉ số niềm tin của người tiêu dùng xuống thấp.

Thị trường dự báo, các ngân hàng trung ương, trong đó có ngân hàng Trương ương châu Âu (ECB) chắc chắn sẽ thắt thặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Việc tăng lãi suất sẽ khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay để mở rộng sản xuất. Kinh tế tiềm ẩn rủi ro đã khiến nhà đầu tư đẩy mạnh mua kim loại quý để phường ngừa rủi ro dòng vốn.