Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh: "Chính quyền TP không né tránh, mà đang lắng nghe ý kiến người dân"

Kinhtedothi - Sáng 7/11, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh và đoàn công tác của TP đã có buổi tiếp công dân 2 phường Bình An và Bình Khánh nằm trong ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2, TP Hồ Chí Minh).
Mặc dù buổi tiếp không nằm trong chủ đề trong ranh ngoài ranh nhưng phần nhiều ý kiến người dân vẫn đề cập đến vấn đề này. Theo ý kiến người dân, diện tích đất ngoài ranh quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm lớn hơn nhiều.
Lộ diện chính sách “sửa sai”
Mở đầu cho buổi làm việc, Thanh tra TP Hồ Chí Minh một lần nữa phổ biến kết luận số 1483 của Thanh tra Chính phủ, sau đó tổ công tác gồm các sở ngành và UBND quận 2 đề xuất 10 nội dung cần điều chỉnh trong chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân Thủ Thiêm (trong kế hoạch 821) để lấy ý kiến đóng góp của người dân.
Người dân trao đổi với ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng ban tiếp công dân Trung ương.
1. Điều chỉnh thời điểm để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, chỉ tính theo quyết định thu hồi đất (từ ngày 10/5/2002).
2. Điều chỉnh mức hỗ trợ chi phí bồi thường và tái định cư đưa về thời điểm quyết định 1997, không tính thời điểm quy hoạch tháng 6/1998 đối với đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch, có thời điểm chuyển mục đích đất ở từ 15/10/1993 đến trước 16/9/1998.
3. Hỗ trợ đối với đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch, có thời điểm chuyển mục đích đất ở từ 15/10/1993 đến trước 16/9/1998, với 2 phần: Mức hỗ trợ và tái định cư.
4. Hỗ trợ đối với trường hợp đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch, mục đích sử dụng đất ở từ ngày 16/9/1998 đến 10/5/2002.
5. Hỗ trợ với các trường hợp thuê đất do nhà nước trực tiếp quản lý với mục đích kinh doanh nhưng sử dụng để ở và kinh doanh, thời điểm chuyển mục đích thành đất ở trước ngày 15/10/1993.
6. Hỗ trợ với các trường hợp thuê đất do nhà nước trực tiếp quản lý, với mục đích kinh doanh nhưng sử dụng để ở và kinh doanh, thời điểm chuyển mục đích thành đất ở từ 15/10/1993 đến ngày 10/5/2002 sẽ xét hỗ trợ về đất cũng như hạn mức xét hỗ trợ về đất ở.
7. Nhà ở đất ở bị giải tỏa một phần.
8. Đối với các trường hợp dã chuyển mục đích, cho thuê, cho người khác ở nhờ. Trước đây nhóm này tính là đất nông nghiệp không dùng để ở, UBND quận 2 đã đề nghị xem xét điều chỉnh.
9. Điều chỉnh đơn giá đất nông nghiệp xen kẽ tổng khuôn viên đất ở.
10. Xem xét hỗ trợ đối với các trường hợp tự chuyển mục đích sau ngày 10/5/2002.
Ngoài ranh bị thu hồi không chỉ có 4,3ha?
Ông Lê Hồng Quang (phường Bình An) - một người có đất bị thu hồi, được mời đến buổi làm việc cho cho rằng, TP Hồ Chí Minh còn e ngại, né tránh việc bà con khiếu nại là 5 khu phố nằm ngoài ranh quy hoạch. Cùng nhóm chủ đề trong ranh ngoài ranh, bà Nguyễn Thị Hà cho rằng, kết luận 1483 mới xác định kiểm tra ở khu 4,3ha, trong khi toàn bộ hồ sơ khiếu nại tố cáo của bà con ở 5 khu phố và 3 khu dân cư 5 khu phố gồm khu phố 1 phường Bình An, khu phố 5, 6 phường An Khánh, khu phố 1, 2 phường Bình Khánh nằm ngoài khu vực quy hoạch chưa được Thủ tướng chỉ đạo, chưa được thanh tra kiểm tra để trả lời cho bà con.
Đáp lại ý kiến của ông Lê Hồng Quang, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho rằng, chính quyền không né tránh việc 5 khu phố (nằm ngoài ranh mà người dân đề cập - PV) mà đang lắng nghe ý kiến người dân.
Người dân giăng bản đồ chứng minh trong ranh ngoài ranh trong kỳ tiếp xúc trước.
Có mặt tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng ban tiếp công dân Trung ương cho biết, Ban Tiếp công dân Trung ương và Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đến đây lắng nghe việc có ý kiến của người dân cho rằng phạm vi ngoài ranh quy hoạch lớn hơn 4,3ha để báo cáo lại với Tổng Thanh tra Chính phủ, từ đó mới có cơ sở để Thanh tra Chính phủ tiếp tục kiểm tra, làm rõ thêm, xác định diện tích trong và ngoài ranh.
Thành phố thực tâm giải quyết
Sau gần 5 tiếng lắng nghe và trao đổi, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã gút lại một số vấn đề được đông đảo người dân có đất bị thu hồi quan tâm. “Trước tiên, tôi muốn trả lời câu hỏi của người dân rằng TP có thực tâm giải quyết vấn đề Thủ Thiêm hay không. Nếu không thực tâm thì tôi không tổ chức các cuộc tiếp dân và lắng nghe cặn kẽ ý kiến cô bác. Vì giải quyết được vấn đề Thủ Thiêm sẽ giải quyết được cuộc sống của người dân Thủ Thiêm cũng như những vấn đề liên quan đến sự phát triển của TP”, ông Nguyễn Thành Phong cho biết như vậy.
Về vấn đề thu hồi đất ngoài ranh, ông Phong cho biết: "Buổi gặp hôm nay là để xin ý kiến bà con việc thực hiện kết luận 1483. Nhưng hôm nay phát sinh thêm nội dung này (diện tích ngoài ranh bị thu hồi theo ý kiến người dân), tôi sẽ làm việc với Thanh tra Chính phủ về nguyện vọng của cô bác. Tiếp xúc với bà con, tôi đã nghe rất nhiều ý kiến cho rằng 5 khu phố nằm ngoài ranh, đề nghị thanh tra có nghiên cứu. TP cũng sẽ làm việc với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng. Tinh thần là rất lắng nghe ý kiến cô bác, còn quá trình làm việc như thế nào tôi sẽ báo cáo lại sau".
Giải đáp về các ý kiến liên quan đến 160ha đất tái định cư, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, hiện TP đang phối hợp với tổ công tác của Chính phủ, cái nào sai phải sửa, liên quan trách nhiệm cá nhân tổ chức nào là phải nghiêm khắc.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa sắp khởi công dự án cáp treo gần 3.000 tỷ đồng lên đỉnh Am Tiên

Thanh Hóa sắp khởi công dự án cáp treo gần 3.000 tỷ đồng lên đỉnh Am Tiên

25 Apr, 08:43 AM

Kinhtedothi – Một công trình hạ tầng du lịch tầm cỡ sắp hiện diện trên đỉnh non thiêng Am Tiên, khi Thanh Hóa vừa phê duyệt dự án khu dịch vụ thương mại và cáp treo với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng không chỉ tạo nên diện mạo mới cho điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của huyện Triệu Sơn mà còn mở ra động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ cho khu vực phía Tây tỉnh.

Ngành xây dựng “nâng chất”, tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành xây dựng “nâng chất”, tạo lợi thế cạnh tranh

24 Apr, 09:53 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, chuyển đổi số không phải là mục tiêu, mà là công cụ để nâng cao năng suất, minh bạch và khả năng thích ứng của ngành xây dựng. Nếu Việt Nam muốn xây dựng hạ tầng tầm khu vực và toàn cầu, thì “xây dựng số” cần đi song hành với “xây dựng cứng”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ