80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội có nhiều đột phá trong cải cách thủ tục hành chính

Kinhtedothi - Xác định cải cách hành chính (CCHC) năm 2017 tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, thực tế qua nửa đầu năm cho thấy, một lĩnh vực công tác quan trọng là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã được UBND TP đặc biệt quan tâm.

Trong đó, tập trung cải thiện sự hài lòng của người dân và DN trong các giao dịch hành chính công.

Nhiều mô hình mới thiết thực cho người dân

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, ngay đầu năm, TP đã chỉ đạo quyết liệt các giải pháp gỡ khó, tạo điều kiện tối đa cho DN, cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp. Đặc biệt là cải thiện mức độ hài lòng của người dân, DN trong các giao dịch hành chính, dịch vụ hành chính công. Một kết quả nổi bật, Hà Nội vừa triển khai “Liên thông cấp Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký đầu tư - GCN đăng ký DN với nhà đầu tư nước ngoài” tại Sở KH&ĐT, giúp DN giảm 50% số lần đi lại, 30 - 60% thời gian giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm.    Ảnh: Phạm Hùng

Đáng chú ý, 100% cơ quan, đơn vị thuộc TP có TTHC giao dịch với tổ chức, công dân đã ban hành quy trình giải quyết TTHC theo một cửa, một cửa liên thông. Trong đó, Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp vừa lên danh mục 17 dịch vụ công (DVC) sẽ áp dụng cơ chế này, trình TP phê duyệt. “Với hàng trăm sản phẩm, dịch vụ Ban cung cấp mỗi ngày, khi áp dụng “một cửa”, lợi ích lớn nhất cho người dân chính là được minh bạch thông tin, tránh bị “cò” đẩy giá lên 3 - 4 lần” - Phó trưởng Ban Lê Hồng Lân cho biết.

Thực hiện quyết định của Thủ tướng, mới đây, TP còn ban hành kế hoạch tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích, trong đó đang thí điểm tại Long Biên 2 DVC trực tuyến (DVCTT) mức độ 4.

Đẩy mạnh giao dịch trực tuyến

Cùng với đưa vào nhiều mô hình hay, để ngày càng giảm tối đa thời gian, chi phí cho công dân, TP cũng chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách TTHC. Xác định trong năm vận hành 94 TTHC thực hiện theo DVCTT mức độ 3 và 2 TTHC theo DVCTT mức độ 4 trên hệ thống phần mềm dùng chung TP, đến nay, TP đã vận hành 53 TTHC theo DVC mức độ 3, với 90,54% hồ sơ trực tuyến, và đủ 2 TTHC ở cấp quận, phường theo DVCTT mức độ 4, với 36 hồ sơ.

Từ chủ trương của TP, tại nhiều quận, phường đang xuất hiện những mô hình tuyên truyền, hỗ trợ sử dụng DVCTT, đặt ngay tại khu dân cư. Như tại Hà Đông, đến nay, mọi phường đều có 2 - 3 điểm truy cập internet hỗ trợ DVCTT. Từ hướng dẫn của cán bộ tại đây, nhiều phường đạt tỷ lệ cao về hồ sơ được người dân trực tiếp nộp qua mạng bằng thiết bị cá nhân, như Vạn Phúc 25%, Phúc La tới 80%... Hay tại Thanh Xuân, Chủ tịch UBND quận Hoàng Xuân Lưu cho biết: Quận hiện có 69 TTHC cấp quận, 6 TTHC cấp phường theo DVCTT mức độ 3, và năm nay sẽ triển khai tiếp 117 TTHC cấp quận, 76 TTHC cấp phường theo DVCTT mức độ 3 và 23 TTHC mức độ 4. Điều đó có đóng góp quan trọng của các khu dân cư điện tử được triển khai tại phường Hạ Đình, Thanh Xuân Trung và đang được phường, quận nhân rộng ra nhiều nơi.

Mô hình này chính là cách hiệu quả để chính quyền tuyên truyền DVCTT tới mọi công dân, bởi đúng như chia sẻ của cán bộ chuyên trách Khu dân cư điện tử Hapulico (phường Thanh Xuân Trung) Bùi Hoàng Đạt: “Người dân có nhu cầu giải quyết nhiều TTHC cấp phường, quận đến đây đều được hướng dẫn sử dụng DVCTT, để khi thành thạo có thể tự làm tại nhà”. Còn theo Trưởng phòng CCHC (Sở Nội vụ) Phạm Tuấn Anh, ưu điểm nổi bật của mô hình là không phát sinh biên chế, ngân sách, thuận lợi tối đa cho công dân, đáng để các địa phương áp dụng.

Để thực hiện DVCTT đạt kết quả cao hơn trên toàn TP, các bộ, ngành cần xây dựng lộ trình cụ thể về các DVCTT mức độ 3, 4 triển khai trong toàn ngành, để cấp tỉnh, thành chủ động hơn trong xây dựng DVCTT.

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khánh Hòa phát động thi đua “30 ngày không giấy” thúc đẩy chính quyền số - đô thị số

Khánh Hòa phát động thi đua “30 ngày không giấy” thúc đẩy chính quyền số - đô thị số

15 Jul, 12:08 PM

Kinhtedothi – UBND tỉnh Khánh Hòa vừa chính thức phát động phong trào thi đua 30 ngày đêm thực hiện “Ngày không in giấy”, “Tuần làm việc không văn bản giấy” từ ngày 15/7/2025 đến 15/8/2025. Đây được coi là bước đi thiết thực, tạo cú hích mạnh mẽ cho mục tiêu xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh, tiết kiệm chi phí vận hành và nâng cao năng lực điều hành của bộ máy hành chính.

Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

11 Jul, 01:18 PM

Kinhtedothi - Sau sắp xếp đơn vị hành chính, hệ thống chính quyền hai cấp tại tỉnh Phú Thọ bước đầu vận hành ổn định, thực tế triển khai các thủ tục hành chính (TTHC) tại cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách hiệu quả, thông suốt.

Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp

10 Jul, 09:24 AM

Kinhtedothi-Trong 5 năm qua, TP Hà Nội tập trung đẩy mạnh thực hiện phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) với phương châm “cấp nào sát cơ sở, sát Nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ