Hà Nội đã chi 1.500 tỷ đồng phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thông tin tại hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 11/7, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, đến nay, dịch bệnh nguy hiểm này đã gây thiệt hại rất lớn đối với ngành chăn nuôi của TP.

Tính đến ngày 11/7DTLCP đã xảy ra tại 27.689  hộ chăn nuôi (chiếm 34,3% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi)/ 2.295 thôn, tổ dân phố/445 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện có chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội; làm mắc bệnh và tiêu hủy 481.649 con (chiếm 25,7% tổng đàn lợn toàn TP), với trọng lượng 33.151 tấn.
Đến nay, ước tính TP đã chi tới 1.500 tỷ đồng cho công tác phòng, chống DTLCP. Trong đó, kinh phí hỗ trợ lợn tiêu hủy khoảng 1.300 tỷ đồng, các hoạt động phòng chống dịch bệnh khác là 200 tỷ đồng.
Kiểm soát phương tiện ra vào ổ dịch tả lợn châu Phi 
Ghi nhận cho thấy, trong tuần quasố lợn mắc bệnh và tiêu hủy đã giảm, bình quân khoảng 2.000 con/ngày (thời điểm các tuần trước khoảng 7.000 – 10.000 con/ngày, có tuần cao điểm lên tới 12.000 – 15.000 con/ngày)Đến nay, đã có 68 xã, phường thuộc 17 quận, huyện dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh.
Nguyên nhân khiến DTLCP lây lan trên địa bàn Hà Nội được Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường chỉ ra là do TP có đàn lợn đứng thứ 2 cả nước với 1,87 triệu con. Chăn nuôi của Hà Nội vẫn chủ yếu theo hướng nhỏ lẻ, tận dụng sản phẩm nghiệp (tới 60%)Hệ lụy của chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi tận dụng là hoạt động giết mổ nhỏ lẻ (có tới 988 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ là 259 cơ sở).
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết thêm, để phòng chống DTLCP, thời gian qua, TP đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT… Trọng tâm là đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi có lợn phải tiêu hủyHỗ trợ ngày công cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng phó với dịch bệnh như: Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi phát hiện dịch bệnh; Tuyên truyền để người dân áp dụng chăn nuôi an toàn sinh họcThực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu tộc, khử trùng…