Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội mở cửa lại các di tích: Du khách an tâm tham quan

Kinhtedothi - Ngày 6/2, sau một ngày tạm dừng tiếp đón người dân và du khách, các địa điểm văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Hà Nội đã mở cửa trở lại.
Ban quản lý các di tích, danh lam thắng cảnh đã áp dụng nhiều biện pháp tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra. Qua đó, người dân và du khách đã an tâm hơn khi đến Thủ đô, tham gia các hoạt động văn hóa, du lịch.
Phát khẩu trang miễn phí cho du khách
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, bắt đầu từ 8 giờ sáng 6/2, sau một ngày tạm đóng cửa khử trùng, vệ sinh môi trường đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch nCoV, khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã mở cửa đón người dân và du khách. Tại cổng di tích, ngoài việc bán vé, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã phối hợp với Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội, CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức phát khẩu trang theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho toàn bộ du khách đến tham quan.
Người dân và du khách nhận khẩu trang miễn phí tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Lại Tấn
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Chủ tịch CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội Trương Quốc Hùng cho biết: “Chương trình phát khẩu trang miễn phí của CLB sẽ kéo dài đến 8/2 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang.
Tại Hà Nội, CLB sẽ phát khẩu trang miễn phí tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, khu di tích nhà tù Hỏa Lò. Chúng tôi đang hy vọng sẽ có thêm nguồn khẩu trang để phát rộng rãi cho người dân và du khách khi tham quan Hà Nội".
Tín hiệu vui trở lại
Cũng trong ngày 6/2, các địa điểm di tích, danh lam thắng cảnh như: Hoàng thành Thăng Long, đền Ngọc Sơn, khu di tích nhà tù Hỏa Lò cũng đã mở cửa bán vé để đón du khách trở lại. Tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, bên cạnh việc phát khẩu trang, khách du lịch còn được cung cấp nước rửa tay miễn phí, tư vấn các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Hướng dẫn viên du lịch Lương Thị Trà Giang – Công ty Du lịch Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi cảm thấy rất vui khi các di tích, danh lam thắng cảnh tại Hà Nội đã mở cửa trở lại và trang bị cho du khách khẩu trang nhằm phòng chống dịch bệnh. Năm 2012, Việt Nam đã phòng chống dịch SARS rất thành công, thế giới đã công nhận điều đó. Vì vậy, khi có dịch nCoV, tôi và khách du lịch hoàn toàn yên tâm. Hiện nay, công ty chúng tôi chỉ dừng mọi hoạt động nhận tour du lịch từ Trung Quốc, đặc biệt là Vũ Hán. Đây không phải là hành động phân biệt khách mà đó là một trong những biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây lan”.
Giám đốc Ban quản lý di tích nhà tù Hỏa Lò Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết, đơn vị đã mua cồn 70 độ pha với tinh dầu xả, chanh để xịt khử khuẩn tay cho du khách. Không chỉ người dân trong nước, khách du lịch nước ngoài cũng đánh giá cao hoạt động này. Ông Dominique Lomonaco (quốc tịch Pháp) chia sẻ: “Tại Hà Nội, chúng tôi hoàn toàn yên tâm khi tham quan các điểm di tích. Trong ngày 5/2, khi một số địa điểm danh lam thắng cảnh tạm đóng cửa, chúng tôi đã đi tham quan một số điểm khác như Khu di tích Hồ Chủ tịch, đi xích lô xung quanh phố cổ, chợ Đồng Xuân. Tôi cảm nhận thấy Hà Nội có khung cảnh rất đẹp, văn hóa cổ kính và con người rất thân thiện. Khi được biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa trở lại, chúng tôi mong muốn đến đây để tham quan, tìm hiểu. Được phát khẩu trang, chúng tôi cảm thấy rất vui”.
Có thể thấy, việc Ban quản lý các di tích, danh lam thắng cảnh của Hà Nội chủ động các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đã đem lại sự yên tâm, tạo thiện cảm cho du khách khi đến với Thủ đô.
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy vừa ký công điện đề nghị UBND TP, trực thuộc T.Ư chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc thực hiện các vấn đề về lễ hội, các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh hoạt động bình thường và phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

01 Jun, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trở thành sứ mệnh quan trọng, đòi hỏi những chính sách, hành động cụ thể. Luật Thủ đô 2024 được thông qua như một nền tảng pháp lý vững chắc, giúp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô.

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

01 May, 04:57 AM

Kinhtedothi - Sau gần 5 tháng khai trương và đưa vào hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội mang đến những thành quả tích cực trong việc triển khai các ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo. Phóng viên Kinh tế & Đô thị có cuộc trao đổi với Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà về thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, thu hút, kết nối các nguồn lực sáng tạo.

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

24 Mar, 06:55 PM

Kinhtedothi - Chiều 24/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo TP Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Đôi chuyện Tết xưa

Đôi chuyện Tết xưa

31 Jan, 05:43 AM

Kinhtedothi - Ít năm nay, khi so sánh Tết xưa, Tết nay, người ta hay nói đến những thay đổi trong cái ăn, cái mặc. Thường là nhớ lại những khó khăn, thiếu thốn, những cái Tết thời bao cấp để mà thêm trân trọng những gì có được hôm nay.

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

30 Jan, 12:26 AM

Kinhtedothi - Chuyện ăn Tết tuy không còn rình rang như những năm cũ, nhưng vẫn vui vì sự giản tiện, bình yên trên quê nhà. Người dân Phú Mãn, Hà Nội, chấp hành đúng các quy định của pháp luật, ăn Tết không tiếng pháo, không uống rượu bia khi tham gia giao thông

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ