Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội xử phạt 16 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm gần 270 triệu đồng

Kinhtedothi - Với khoảng 10,3 triệu người hiện đang sinh sống tại Thủ đô, nhu cầu tiêu thụ nông lâm thủy sản là rất lớn. Việc bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) là yêu cầu đặt ra cấp thiết đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Đoàn liên ngành Hà Nội kiểm tra an toàn thực phẩm tại một cơ sở.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, từ đầu năm 2020 đến nay, đơn vị đã giao Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức lấy 1.162 mẫu giám sát chỉ tiêu ATTP nông lâm thủy sản. Đến nay, đã có kết quả phân tích chỉ tiêu của 991 mẫu. Đáng lo ngại, trong tổng số mẫu có kết quả, vẫn còn 51/991 mẫu (chiếm 5,14% tổng số mẫu) vi phạm các chỉ tiêu ATTP.
Cụ thể, có 20/279 mẫu thịt có kết quả bị nhiễm vi khuẩn Salmonella; 1/279 mẫu thịt phát hiện có chứa chất cấm Chloramphenical; 7/149 mẫu thủy sản tồn dư chất cấm trong nuôi trồng; 2/290 mẫu rau quả vượt ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Cypermerthrin; 3/29 mẫu chế biến từ rau có dư lượng Cypermerthrin vượt ngưỡng. Ngoài ra, còn có 18/63 mẫu chế biến từ thịt có chứa các chất phụ gia, bảo quản bị cấm.
Cùng với việc giám sát mẫu phân tích chỉ tiêu chất lượng ATTP nông lâm sản và thủy sản, ngành NN&PTNT Hà Nội tiếp tục thực hiện việc thanh tra, kiểm tra giám sát, truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm tại các cơ sở. Kết quả giám sát cũng đặt ra nhiều mối lo.
Theo đó, trong tổng số 65 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản được giám sát từ đầu năm 2020 đến nay, cơ quan chức năng phát hiện tới 16 cơ sở có vi phạm. Lý do vi phạm chủ yếu là không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, vệ sinh kho bãi không bảo đảm, nhãn sản phẩm hàng hóa không đúng…
Đối với các mẫu thực phẩm không bảo đảm an toàn, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã niêm phong, tịch thu. Các cơ sở có sản phẩm vi phạm chỉ tiêu ATTP cũng đều bị lập biên bản, củng cố hồ sơ để để xử lý theo quy định pháp luật. Đặc biệt, đối với 16 cơ sở được xác định có vi phạm sau thanh tra, kiểm tra, đơn vị đã lập biên bản, tiến hành xử phạt hành chính tổng số tiền gần 269 triệu đồng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ