Hành trình trăm năm lúa gạo Việt

Theo Đào Trung Chánh/Báo Nông nghiệp Việt Nam
Chia sẻ Zalo

Festival ngành hàng lúa gạo được nâng lên tầm quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực trở thành ''Trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực, thực phẩm''.

Hậu Giang Lần đầu tiên Festival ngành hàng lúa gạo được nâng lên tầm quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực trở thành 'Trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực, thực phẩm'.

Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang về công tác tổ chức “Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023”.

Tôn vinh những người làm ra hạt lúa

Trước thông tin Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 sẽ do tỉnh Hậu Giang đăng cai tổ chức, người dân đang rất háo hức chờ đợi sự kiện văn hóa - lễ hội này diễn ra. Vậy xin ông cho biết công việc chuẩn bị của tỉnh đang diễn ra như thế nào?

“Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023" là sự kiện lễ hội quan trọng và sẽ được tổ chức định kỳ 2 năm/lần, luân phiên tại các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Festival lần này dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, với chủ đề “Hành trình trăm năm lúa gạo Việt”.

Ông Đồng Văn Thanh (đứng giữa), Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thăm đồng, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Ảnh: Trung Chánh.  
Ông Đồng Văn Thanh (đứng giữa), Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thăm đồng, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Ảnh: Trung Chánh.  

“Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023" là chuỗi các sự kiện được tổ chức quy mô, gồm: Lễ khai mạc, các hội thi, hội thảo khoa học, trưng bày, triển lãm về kết quả, thành tựu từ nghiên cứu giống, quy trình canh tác, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất... Giới thiệu các mô hình canh tác lúa tiên tiến, mô hình canh tác tuần hoàn “lúa - cá”, “lúa - tôm” theo hướng tích hợp đa giá trị. Tổ chức các hoạt động tôn vinh giá trị hạt gạo và đóng góp của người nông dân làm nên hạt lúa.

Đây là Festival quốc tế, thành phần tham dự ngoài các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành và đông đảo bà con nông dân trong khu vực, còn có khách mời là các quốc gia hàng đầu về ngành hàng lúa gạo như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào; các thị trường tiêu thụ gạo lớn như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, châu Phi; các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ...

Đây là thời điểm phù hợp tổ chức sự kiện “Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023” nhằm giới thiệu thành tựu của ngành hàng lúa gạo, sự đóng góp của nông dân, nhà khoa học, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp, vai trò quản lý của Trung ương và địa phương. Từ đó, truyền thông về những cam kết của lãnh đạo cấp cao Việt Nam với thế giới: “Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm tham gia Hệ thống lương thực, thực phẩm toàn cầu minh bạch, trách nhiệm, bền vững".  

Từ nay đến ngày diễn ra Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 thời gian không còn nhiều. Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo, giao cho Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, UBND tỉnh Hậu Giang và các cơ quan liên quan khẩn trương chuẩn bị kỹ nội dung và công tác hậu cần, lễ tân, đảm bảo việc tổ chức Festival tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.

Ông vừa nhắc đến cam kết của lãnh đạo cấp cao Việt Nam với thế giới: “Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm tham gia Hệ thống lương thực, thực phẩm toàn cầu minh bạch, trách nhiệm, bền vững”. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và đang phấn đấu để trở thành “Trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực, thực phẩm”. Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 sẽ có những đóng góp gì cho những mục tiêu, cam kết nêu trên?

Ngành nông nghiệp nói chung và ngành hàng lúa gạo Việt Nam nói riêng đã tạo dựng hình ảnh, dấu ấn rõ nét và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam, từ một đất nước khó khăn, đến nay đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng lương thực, thực phẩm toàn cầu như hiện nay, càng khẳng định mạnh mẽ hơn nữa cam kết “Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp trách nhiệm - minh bạch - bền vững, tham gia tích cực vào Hệ thống Lương thực, thực phẩm toàn cầu”.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh (thứ 4 từ trái qua), thăm nhà vườn trồng cây ăn quả. Ảnh: Trung Chánh.  
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh (thứ 4 từ trái qua), thăm nhà vườn trồng cây ăn quả. Ảnh: Trung Chánh.  

Thông qua việc tổ chức Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Việt Nam vận động sự ủng hộ của quốc tế để trở thành “Trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực, thực phẩm” của khu vực. Thực tế, đã có nhiều dự án liên quan đến phát triển ngành hàng lúa gạo đã được

 

Festival giúp định vị hình ảnh ngành hàng lúa gạo ĐBSCL tiếp cận xu thế nền kinh tế xanh, tuần hoàn. Nâng cao nhận thức về những đề án đang được Bộ NN-PTNT chủ trì triển khai hiện nay: “Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, tuần hoàn, phát thải thấp ở ĐBSCL”, “Đề án xây dựng hệ thống logistic trong nông nghiệp”, “Đề án cơ giới hóa nông nghiệp”. Các đề án này được triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển ngành hàng lúa gạo chất lượng cao, đa giá trị, gắn với tăng trưởng xanh, đảm bảo an ninh an toàn thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

Việt Nam tổ chức thực hiện rất thành công, với sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Tiêu biểu như Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT do Ngân hàng Thế giới (World bank) tài trợ, Dự án Trung tâm Đổi mới sáng tạo Xanh trong Nông nghiệp và Thực phẩm tại Việt Nam (GIC) do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tài trợ.

Tái hiện hành trình phát triển của cây lúa Việt Nam

Hậu Giang đã rất thành công với Festival Lúa gạo lần đầu tiên (năm 2009) và đến năm 2023 là Festival lần thứ 6 sau khi đã đi qua nhiều địa phương. Yêu cầu tổ chức phải đảm bảo sự độc đáo, chuyên nghiệp, hiệu quả, tôn vinh những giá trị nổi bật của ngành hàng gạo Việt, thương hiệu hạt gạo Việt với “Hành trình trăm năm lúa gạo Việt”. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về những mục đích, ý nghĩa này?

Hậu Giang đã có kinh nghiệm tổ chức nhiều sự kiện Văn hóa - Lễ hội có quy mô lớn, trong đó tỉnh đã tổ chức thành công Festival Lúa gạo đầu tiên vào năm 2009. Đến năm 2023, Festival lần này đã được nâng lên tầm quốc tế. Tỉnh xác định sự kiện này sẽ được tổ chức trên tinh thần đột phá, mới mẻ, độc đáo, chuyên nghiệp, hiệu quả, khiến người tham dự thấy hào hứng, qua đó đem lại giá trị tốt hơn cho người nông dân.

Tổ chức Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 nhằm mục đích tôn vinh giá trị nổi bật của hạt gạo, nâng tầm, quảng bá tiếp thị sản phẩm gạo Việt, thương hiệu hạt gạo Việt với “Hành trình trăm năm lúa gạo Việt”; hình ảnh văn hóa, con người miền sông nước Nam Bộ nói riêng và đất nước con người Việt Nam, gắn với nền văn minh lúa nước nói chung. Qua đó, sẽ tái hiện về hành trình phát triển của cây lúa Việt Nam, nông dân Việt Nam từ thời sản xuất còn thô sơ, chủ yếu dùng sức người, sức kéo từ động vật, “con trâu đi trước cái cày theo sau”, đến sản xuất cơ giới hóa và một nền nông nghiệp hiện đại.

Sản lượng lúa của tỉnh Hậu Giang vẫn duy trì ổn định, đóng góp vào sản lượng chung của cả nước từ 1,2 - 1,3 triệu tấn/năm. Ảnh: Trung Chánh.  
Sản lượng lúa của tỉnh Hậu Giang vẫn duy trì ổn định, đóng góp vào sản lượng chung của cả nước từ 1,2 - 1,3 triệu tấn/năm. Ảnh: Trung Chánh.  

Hiện nay, tại tỉnh Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung đã hình thành những cánh đồng lớn hàng trăm, hàng ngàn ha, cò bay thẳng cánh. Cánh đồng không dấu chân người áp dụng quy trình canh lúa tiên tiến, được cơ giới hóa đồng bộ, với máy sạ cụm, máy cấy, máy bay không người lái rải phân bón, phun thuốc, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Ngồi tại nhà, nông dân có thể kiểm tra đồng ruộng thông qua trạm giám sát sâu rầy tự động, biết được mực nước trên ruộng nhờ vào cảm biến thông minh và có thể điều khiển máy bơm tưới, tiêu thoát nước dù đang ở bất cứ nơi đâu chỉ bằng những thao tác trên đện thoại di động.

Thông qua các hoạt động tại Festival sẽ tạo điều kiện để trao đổi, chia sẻ những thành tựu nghiên cứu khoa học, những tiến bộ kỹ thuật trong ngành hàng lúa gạo giữa các quốc gia, các trung tâm nghiên cứu trên thế giới về công nghệ sinh học, những sản phẩm đa dạng từ hạt gạo. Thúc đẩy, phát triển mô hình hợp tác công - tư trong ngành hàng lúa gạo, từ nghiên cứu giống, quy trình canh tác, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ gạo. Hợp tác công tư trong nghiên cứu và chia sẻ những sản phẩm khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành hàng lúa gạo.

Thúc đẩy, phát triển mô hình hợp tác công - tư trong ngành hàng lúa gạo, từ nghiên cứu giống, quy trình canh tác, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ gạo. Hợp tác công tư trong nghiên cứu và chia sẻ những sản phẩm khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành hàng lúa gạo.

Đưa ra tầm nhìn về liên kết và chuyển đổi tư duy

Festival được tổ chức nhân kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang, là sự kiện thuận lợi để giới thiệu thành tựu 20 năm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang, cũng như những đóng góp quan trọng của tỉnh cho ngành nông nghiệp, nhất là ngành hàng lúa gạo Việt Nam?

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh, Hậu Giang muốn tổ chức festival này để thấy được thành tựu phát triển của Hậu Giang, trong đó có ngành hàng lúa gạo. Trong suốt hành trình 20 năm qua, với sự quyết tâm, nỗ lực, đồng lòng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội đều đạt được những kết quả khá toàn diện.

Khi mới được chia tách từ tỉnh Cần Thơ (ngày 01/01/2004), tỉnh Hậu Giang có xuất phát điểm thấp với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là về kinh tế - xã hội. Nhưng với sự quyết tâm cao, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và nhân dân, từ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh giai đoạn 2004 - 2010 tăng 12,1%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 6,27%, giai đoạn 2016 - 2020 là 5,26%. Đặc biệt là trong giai đoạn 2021 - 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt những kết quả ấn tượng, kinh tế của tỉnh Hậu Giang trong hơn 2 năm qua (2021 - 2023) tăng trưởng cao hơn khu vực và cả nước. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, GRDP của tỉnh tăng 14,21%, dẫn đầu cả nước, trong đó khu vực 1 tăng trưởng 4,19%, đây cũng là kết quả cao nhất sau gần 20 năm thành lập tỉnh.

Nông dân Hậu Giang thu gom rơm vừa giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính vừa gia tăng chuỗi giá trị lúa gạo bằng cách trồng nấm rơm, làm thức ăn chăn nuôi, ủ phân hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.  
Nông dân Hậu Giang thu gom rơm vừa giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính vừa gia tăng chuỗi giá trị lúa gạo bằng cách trồng nấm rơm, làm thức ăn chăn nuôi, ủ phân hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.  

Quy mô kinh tế của tỉnh tăng hơn 10 lần, từ khoảng 4.700 tỷ đồng năm 2004 lên hơn 48.000 tỷ đồng năm 2022. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được chú trọng. Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học và kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đạt được những kết quả bước đầu, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả được xây dựng và nhân rộng, kinh tế nông thôn ngày càng phát triển.

Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng, diện mạo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên. Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới, gồm huyện Châu Thành A, thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy, có 39/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đã xét và công nhận 175 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó 68 sản phẩm 4 sao và 107 sản phẩm 3 sao.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định, là bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế. Nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách liên quan được ban hành, hỗ trợ tích cực cho nông nghiệp phát triển theo hướng sinh thái, thân thiện môi trường, nâng cao đời sống nông dân. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước được chuyển đổi, thích ứng với biến đổi khí hậu, với thị trường và phù hợp với định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh.

 

Riêng về cây lúa, những năm qua tỉnh Hậu Giang thực hiện chủ trương giảm diện tích gieo trồng lúa kém hiệu quả, để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị cao hơn. Cụ thể từ năm 2020 - 2023, tổng diện tích gieo sạ lúa giảm trên 24.000 ha. Mặc dù vậy, sản lượng lúa của tỉnh vẫn được duy trì, đóng góp vào sản lượng chung của cả nước từ 1,2 - 1,3 triệu tấn/năm.

Tổ chức Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, tỉnh sẽ đưa ra một tầm nhìn về liên kết giữa tỉnh Hậu Giang trong tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên và ĐBSCL, cùng sự chuyển đổi từ tư duy sản xuất lúa gạo sang tư duy kinh tế ngành hàng lúa gạo.

Xin cảm ơn ông!