Hậu bầu cử giữa kỳ, chính sách với Nga, Trung Quốc của ông Trump ảnh hưởng ra sao?

Tú Anh (ghi)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ Quốc hội Mỹ vừa qua được cho là sẽ tác động lớn tới chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump.

Đó là nhận định của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an.

Theo đó, sự kiện là thước đo chính xác nhất về mức độ vừa lòng của người dân với chính quyền Tổng thống Mỹ. "Uy tín của người dân là thách thức lớn nhất của ông Trump Trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ", Thiếu tướng Cương khẳng định. 

 Thiếu tướng Lê Văn Cương

Do đó, nếu như vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ còn muốn đi vào nhiệm kỳ 2 năm 2020 sẽ buộc phải điều chỉnh chính sách nếu như không muốn con đường đi vào nhiệm kỳ 2 năm 2020 bị bế tắc.

Theo ông Lê Văn Cương, việc đảng Dân chủ giành đa số tại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 6/11 sẽ tác động rất lớn tới chính quyền ông Donald Trump về 3 phương diện.

Thứ nhất, về đối nội, thúc đẩy nền kinh tế, lãi suất, về cơ bản Tổng thống đứng đầu về hành pháp có toàn quyền về chính sách kinh tế nên tác động của Hạ viện với kinh tế nước Mỹ là không lớn. Tuy nhiên, các chính sách về mặt xã hội sẽ bị kiềm chế lớn như nhập cư, y tế, đối với người dân tộc thiểu số sẽ gặp khó khăn.

Thứ hai, kết quả này cũng sẽ là cản trở lớn trong việc hoạch định chiến lược đối ngoại của ông Trump. Quan điểm đối ngoại giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ khác biệt rất lớn. Việc tham gia thỏa thuận hạt nhân P5+1 của chính quyền Tổng thống Obama là quyết định thông minh nhưng lại vấp phải sự phản đối của chính quyền Trump. 

Chính sách đối ngoại của đảng Dân Chủ với các đồng minh Trung Đông cũng khác. Mối quan hệ giữa Mỹ và Israel, Ả Rập Saudi dưới thời ông Obama khủng hoảng. Trong khi dưới thời ông Trump với quan điểm “nước Mỹ trước tiên”, nước Mỹ duy trì một thỏa thuận vũ khí trị giá 100 tỷ USD với Ả Rập. Trong khi đó, để lấy lòng cử tri Do thái, ông Trump quyết định chuyển ĐSQ Mỹ sang Jerumsalem. Trước chiến thắng của đảng Dân chủ tại Hạ viện, những chính sách này có khả năng bị ảnh hưởng. Đối với Trung Quốc và cả với Nga cũng sẽ bị Hạ viện cản trở.

Dưới thời ông Obama, việc gặp gỡ Tổng thống Nga Putin cũng rất hiếm. Do đó, với chiến thắng này, Đảng Dân chủ có khả năng sẽ lèo lái việc giảng hòa với Trung Quốc để tập trung đối phó với Nga.

Về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, xung đột này sẽ dịu đi, tuy nhiên chỉ trong ngắn hạn. Quan điểm về Trung Quốc của lưỡng đảng về cơ bản khá tương đồng.

Thứ ba là nguy cơ đối với Tổng thống Trump. Nếu Hạ viện tìm đủ chứng cứ minh chứng gia đình và thân cận của ông Trump có liên thủ với Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống 2016 thì có khả năng luận tội và cách chức. May là Thượng viện không thuộc kiểm soát của Dân chủ, nên quá trình này nếu diễn ra cũng không dễ dàng.