Khẩn trương đào tạo nhân viên bảo trì cao tốc

Nguyễn Quý
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hệ thống đường bộ cao tốc nước ta đang phát triển nhanh và việc đào tạo nhân viên vận hành, bảo trì đang là yêu cầu cấp thiết.

Đào tạo nhân viên vận hành, bảo trì cao tốc là yêu cầu cấp thiết.
Đào tạo nhân viên vận hành, bảo trì cao tốc là yêu cầu cấp thiết.

Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, theo quy hoạch đường cao tốc, đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050, Việt Nam sẽ có 44 tuyến cao tốc với chiều dài 9.000 km. Trong đó, đến năm 2025 có 3.000km và năm 2030 có 5.000km đường bộ cao tốc. Hiện tại, đã có hơn 1.700km đường cao tốc đã được đưa vào khai thác.

Hiện, Cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 06 về nâng cao chất lượng bảo trì, để đảm bảo chất lượng, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng. Trong đó, đường cao tốc là công trình giao thông cấp đặc biệt, yêu cầu quản lý, khai thác khác biệt nên người tham gia vận hành cần có trình độ kỹ thuật, năng lực bài bản hơn.

Mới nhất, Cục Đường bộ Việt Nam vừa khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc cho 31 học viên là cán bộ, nhân viên của các đơn vị đang quản lý, bảo trì đường cao tốc, nhà đầu tư BOT.

Được biết, lớp học này sẽ kéo dài trong vòng 30 ngày, ngoài các giờ học lý thuyết, học viên sẽ được trải nghiệm thực tế về công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo trì tại một số tuyến cao tốc như: Nội Bài - Lào Cai, Bắc Giang - Lạng Sơn nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, bảo trì đường bộ trong tương lai.

Việc khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc là một dấu mốc quan trọng, là tiền đề cho việc chủ động đào tạo phát triển nguồn nhân lực bảo trì chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý bảo trì