Dự trữ ngoại hối tăng, kiều hối giảmTổng cung ngoại tệ dồi dào trên thị trường trong nước hiện nay có được một phần quan trọng là do sự bùng nổ thu hút và giải ngân FDI, sự gia tăng lượng khách du lịch quốc tế, kiều bào về thăm quê và quy mô hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) nhiều DNNN lớn có cổ đông nước ngoài tham gia. Sự gia tăng lượng lao động Việt Nam xuất khẩu lao động hàng năm cũng làm tăng dòng kiều hối gửi về trong nước bất chấp lãi suất tiết kiệm ngoại tệ ở mức nào...Tuy nhiên, có một quan ngại mới cũng đang nổi lên là sau chuỗi hai thập kỷ liên tục gia tăng và đạt đỉnh 13,2 tỷ USD năm 2015, thì dòng kiều hối của Việt Nam có vẻ như chậm lại trong khi chỉ còn hơn 9 tỷ USD năm 2016 và dưới 10 tỷ USD năm 2017 (trong đó, TP Hồ Chí Minh thu hút được 5,2 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm ngoái và Hà Nội dự kiến thu hút 1,5 tỷ USD).Dự trữ ngoại hối tăng và kiều hối giảm được lý giải một phần do lãi suất tiền gửi ngoại tệ bằng 0% được NHNN áp dụng từ 2016 đến nay và dường như chưa có gì sẽ thay đổi trong trước mắt. Điều này làm gia tăng hoạt động “mua đứt - bán đoạn” và giảm động lực tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ để thu lợi nhờ chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước, cũng như làm nhạt dần tình trạng đô la hóa và nắm giữ ngoại hối trong giao dịch trên thị trường quốc gia. Tất cả đồng nghĩa với làm gia tăng lượng cung ngoại tệ trên thị trường, giúp NHNN liên tục mua vào ngoại tệ với giá có lợi.Cân nhắc chính sách lãi suất USD Một nghịch lý đặt ra là ngay cả năm 2015, khi dòng kiều hối đạt mức cao nhất là 13,2 tỷ USD, thì dự trữ ngoại hối (40 tỷ USD) cũng không bằng mức mà nó có được hiện nay (57 tỷ USD). Thực tế cũng cho thấy, dự trữ ngoại hối gia tăng là thước đo tích cực cho sự ổn định đồng tiền, bảo đảm cho sự lành mạnh nền tài chính quốc gia, củng cố uy tín và vị thế của Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư và chủ nợ nước ngoài.
Đây là kết quả những nỗ lực đáng ghi nhận của NHNN. Song, dự trữ ngoại hối luôn dao động, cũng khó bền vững nếu thiếu hụt nguồn ngoại tệ thường xuyên được bổ sung theo nguyên tắc thị trường. Thậm chí, mức dự trữ sẽ sụt giảm nhanh hơn nếu dòng kiều hối trên thị trường bị thu hẹp và NHNN phải tăng bán ra duy trì tỷ giá và đáp ứng tổng cầu ngoại tệ trong thanh toán quốc tế hợp pháp của cả Nhà nước và DN…Hơn nữa, thời gian gần đây, trên thế giới đang đậm dần xu hướng các đồng tiền (nhất là USD, Euro và Nhân dân tệ) ngày càng đắt đỏ hơn do đà tăng trưởng và tăng nhu cầu vốn đầu tư cho hồi phục và phát triển kinh tế, cùng với chính sách tăng lãi suất, chính sách giảm thuế và tăng ưu đãi thu hút dòng vốn, cũng như cả sự kiểm soát di - nhập cư quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục có tác động mạnh đến việc giữ chân đồng USD ở lại nước Mỹ. Đặc biệt, Mỹ lại là nước cung cấp kiều hối lớn cho Việt Nam, với tỷ lệ lên đến 60%.Việt Nam hiện có trên 4,5 triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc và học tập tại 187 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp năm châu. Hơn 2.100 DN có vốn đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài đang hoạt động hiệu quả tại 52 tỉnh, thành với số vốn 2,92 tỷ USD. Đặc biệt, lượng kiều hối tăng có vai trò quan trọng trong bảo đảm cân bằng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường.Một chính sách luôn có tính hai mặt. Bởi vậy, việc đánh giá khách quan, toàn diện những được - mất hai chiều của chính sách cần cân nhắc bối cảnh tổng thể và điều chỉnh thận trọng, linh hoạt để thích ứng hiệu quả và hài hòa mục tiêu là cần thiết trong bối cảnh hội nhập, sự tổng hòa các quan hệ vĩ mô - vi mô phức tạp và có sự phụ thuộc nhạy cảm của nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam.
Báo cáo hàng quý công bố ngày 3/10/2017, WB cho biết nguồn kiều hối chuyển về các nước có thu nhập thấp và trung bình trong năm 2017 sẽ tăng 4,8% lên 450 tỷ USD; trong đó, sẽ tăng về khu vực châu Phi, châu Âu, Trung Á, Mỹ Latinh và Caribe; còn giảm lượng kiều hối chuyển về khu vực Đông Á và Đông Nam Á. WB dự báo lượng kiều hối chuyển về các nước có thu nhập thấp và trung bình sẽ tăng 3,5% trong năm 2018. |