Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024

Phạm Hùng - Công Thọ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tối 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội, diễn ra lễ kỷ niệm 1.984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2024.

Dự lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan...

Các đại biểu và Nhân dân dâng hương tại đền thờ Hai Bà Trưng
Các đại biểu và Nhân dân dâng hương tại đền thờ Hai Bà Trưng

Về phía thành phố Hà Nội có Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong; Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà; Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai...

Đọc diễn văn Kỷ niệm, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo Nhân dân cả nước đánh đuổi quân Tô Định ra khỏi bờ cõi, giành lại giang sơn, chấm dứt chế độ đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã ghi mốc son chói lọi đầu tiên trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Ngay sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng xưng vương, lập Kinh đô, tiến hành củng cố, xây dựng lại đất nước. Đó cũng là lời tuyên bố hùng hồn: Nước Nam là của người dân nước Nam, do người dân nước Nam cai quản. Hai Bà Trưng đã trở thành vị vua nữ đầu tiên của dân tộc, nữ vương đầu tiên trên thế giới; là niềm tự hào của dân tộc ta, Nhân dân ta.

Năm 2013, Đền Hai Bà Trưng được Nhà nước xếp hạng là Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt. Năm 2018, Lễ hội Đền Hai Bà Trưng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Năm 2021, Thành phố, công nhận là điểm đến du lịch. Những năm qua; được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành và Nhân dân cả nước, khu di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng được trùng tu, tôn tạo, bổ sung, hoàn thiện nhiều hạng mục, công trình ngày càng khang trang, trường kỳ với thời gian, là một công trình Văn hóa tâm linh, Di tích Lịch sử - Văn hóa - Cách mạng đặc sắc; điểm đến du lịch, giáo dục, không gian văn hoá truyền thống của Thủ đô Hà Nội và cả nước.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn đọc diễn văn kỷ niệm
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn đọc diễn văn kỷ niệm

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, hiện nay huyện Mê Linh khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện Dự án: Mở rộng, tu bổ, tôn tạo các hạng mục của Di tích với diện tích khoảng 30 ha; tổng mức đầu tư khoảng 550 tỷ đồng và thời gian thực hiện 3 năm (từ năm 2024 đến năm 2026).

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn  bày tỏ: "Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mê Linh xin nguyện đoàn kết một lòng, động viên Nhân dân đóng góp xây dựng; cùng chung sức bảo vệ, giữ gìn và phát huy thật tốt giá trị di tích Quốc gia đặc biệt mà được Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước đã giao cho huyện Mê Linh thờ phụng, quản lý và bảo vệ".     

Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm đánh trống khai hội
Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm đánh trống khai hội

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn có vai trò quan trọng, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nhiều tấm gương phụ nữ đã đi vào sử sách, lưu danh muôn đời, trong đó Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị chính là tấm gương oanh liệt, là niềm tự hào của phụ nữ và Nhân dân Việt Nam.

Tự hào là con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, các lực lượng phụ nữ Việt Nam, từ thế hệ này qua thế hệ khác, luôn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những ngày đầu xuân, theo Tết cổ truyền của dân tộc và vào dịp tháng 3 lịch sử hàng năm, người dân, phụ nữ và các cấp Hội phụ nữ cả nước thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục, ghi nhớ công ơn của nhị vị Vua Bà, vận động phụ nữ tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đóng góp tích cực hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

"Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 1984 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội Đền Hai Bà Trưng năm 2024 là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, bày tỏ sự tri ân đối với Hai Bà Trưng và các bậc tiền nhân, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng theo định hướng xã hội chủ nghĩa", Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga nhấn mạnh.

Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 1
Chương trình trình diễn nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Âm vang Mê Linh”
Chương trình trình diễn nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Âm vang Mê Linh”

* Tại Lễ kỷ niệm, diễn ra chương trình trình diễn nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Âm vang Mê Linh”. Đây là một chương trình nghệ thuật trình diễn lần đầu tiên được huyện Mê Linh tổ chức nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của hai vị kiệt nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị.

 Chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” bằng công nghệ 3D mapping sẽ tái hiện lịch sử oanh liệt thời kỳ Hai Bà Trưng bằng ánh sáng, hình ảnh chân thực, sống động, ấn tượng.

Chương trình là đêm hội của âm thanh và ánh sáng, thể hiện sức hấp dẫn của công nghệ hiện đại trên nền tảng là các câu chuyện lịch sử, hòa với cuộc sống đương đại. Chương trình nghệ thuật sẽ trở thành sản phẩm văn hóa nghệ thuật, du lịch độc đáo; góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Mê Linh tương xứng với bề dày lịch sử, văn hoá truyền thống của huyện và xứng đáng là “điểm đến du lịch” của Thủ đô Hà Nội.

Đây chính là những hoạt động thiết thực nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 09 của Thành uỷ Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dưới đây là một vài hình ảnh tại chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” bằng công nghệ 3D mapping tái hiện cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầy chân thực và sống động: 

Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 2
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 3
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 4
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 5
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 6
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 7
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 8
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 9
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 10
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 11
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 12
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 13
Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội 2024 - Ảnh 14