"Lá phổi thế giới" chìm trong biển lửa: Những hình ảnh và con số báo động

Hương Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hơn 1.600 ngọn lửa trong 3 ngày qua đã đốt sáng cả bầu trời đêm trên khắp khu vực phía Nam của khu rừng lớn nhất thế giới Amazon, thúc đẩy các cuộc biểu tình chống chính phủ Brazil cũng như sự phản đối của quốc tế.

Hơn một nửa số vụ hỏa hoạn xảy ra ở Amazon, nơi có hơn 20 triệu người sinh sống. 6 bang trong khu vực Amazon của Brazil đã yêu cầu sự giúp đỡ của quân đội vào ngày 24/8 để chống lại các vụ hỏa hoạn đang hoành hành khắp khu rừng nhiệt đới này.

78.383 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong năm nay, tăng 83% so với năm 2018.
Được mệnh danh là 'lá phổi của thế giới', Amazon chỉ cần mất 1/5 rừng sẽ kích hoạt một quá trình gọi là 'dieback', tạo ra những gì mà tờ The Intercept gọi là 'tận thế bom carbon lưu trữ'.
"Lá phổi thế giới" chìm trong biển lửa: Những hình ảnh và con số báo động - Ảnh 4
Hậu quả của cháy rừng thảm khốc đang diễn ra sẽ diệt chủng các loài động thực vật và đẩy nhanh cuộc khủng hoảng khí hậu kéo dài đến muôn đời. 

Theo ước tính của Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia Brazil (INPE), ước tính 99% các vụ hỏa hoạn của Amazon bắt nguồn từ hoạt động của con người, 'có mục đích hoặc do tai nạn'.

Các vụ cháy rừng đã khiến một nửa Brazil bị bao phủ trong khói và bóng tối, được cho là ngọn lửa dữ dội nhất tại khu rừng rậm này trong gần một thập kỷ.  
Hình ảnh cháy rừng Amazon nhìn từ vệ tinh màu của NASA. 

Khoảng 44.000 binh sĩ đã được điều động cho các hoạt động 'chưa từng có' nhằm dập tắt đám cháy. Nhiệm vụ đầu tiên của quân đội sẽ là triển khai 700 binh sĩ tới khu vực xung quanh Porto Velho, thủ phủ của Rondonia. Giữa một cơn bão phản đối, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro lần đầu tiên thừa nhận rằng nông dân có thể đã góp phần gây nên các đám cháy tại Amazon, thay vì đổ lỗi cho các tổ chức chống phá nước ngoài. 

Cuộc khủng hoảng môi trường cũng đã được thảo luận bởi các nhà lãnh đạo quốc tế tại cuộc họp G7 ở Biarritz, Pháp. Trong khi đó, đã có thêm những cuộc biểu tình bên ngoài các đại sứ quán Brazil ở London, Paris, Bogota và Colombia. Hôm 23/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ireland Leo Varadkar đã đe dọa sẽ chặn một thỏa thuận thương mại tự do giữa các quốc gia EU và Nam Mỹ nếu ông Bolsonaro không hành động để ngăn chặn nạn phá rừng ở Amazon - điều mà các chuyên gia cho rằng là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn.