Làng nghề thiếu mặt bằng sản xuất
Kinhtedothi - Ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn luôn là bài toán nan giải trong nhiều năm qua. Trong đó, thiếu mặt bằng, phải tận dụng không gian sinh hoạt của gia đình làm nơi sản xuất là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xử lý ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp.
Tin liên quan
-
Làng nghề xứ Quảng tất bật đón Tết
- Đánh thức di sản văn hóa, làng nghề
- Thanh Trì: Khai mạc chương trình giới thiệu sản phẩm OCOP, làng nghề và chợ Xuân Tân Sửu 2021
- EVFTA - sân chơi mới cho các làng nghề
- Ô nhiễm môi trường làng nghề: Tháo gỡ từ thiếu mặt bằng sản xuất
- Lắng nghe dân để giải quyết kịp thời những bức xúc
- Mê mẩn quên lối về ở các làng nghề trồng hoa Hà Nội
Nhiều làng nghề thiếu mặt bằng sản xuất
Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, với mong muốn giữ gìn, phát triển các làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường, nhiều năm nay, TP Hà Nội đã quy hoạch, xây dựng những cụm công nghiệp làng nghề để di dời các hộ sản xuất ra ngoài khu dân cư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn khó khăn, vướng mắc.Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị tại một số làng nghề trên địa bàn TP vẫn thiếu mặt bằng sản xuất, nằm trong khu dân cư đông đúc. Nhiều hộ kinh doanh phải tận dụng nơi ở vừa làm trụ sở giao dịch, vừa là cơ sở sản xuất, giới thiệu sản phẩm… Với không gian sản xuất chật hẹp đang khiến các cơ sở không thể phát triển, nhất là gây ô nhiễm môi trường.
Tại xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, nơi mà nghề chế tác các sản phẩm từ xương và sừng, lông động vật đã tồn tại lâu đời, bầu không khí ô nhiễm do việc chế tác của các xưởng sản xuất gây ra. Hầu hết, người dân ở đây đều tận dụng nơi ở làm nơi sản xuất, kinh doanh. Một số cơ sở, chất thải được chất thành đống lớn nhỏ trong nhà, không được thu gom, xử lý tập trung mà đốt thủ công để tiêu hủy.
Chị Trần Thùy Gấm, chủ một cơ sở sản xuất tại thôn Thụy Ứng, xã Hòa Bình, cho biết: “Bụi trong quá trình làm không thoát hết ra ngoài, rất độc hại nhất là trong nhà có người già và trẻ nhỏ. Chúng tôi rất hy vọng được tạo điều kiện để ra khu sản xuất tập trung, có hệ thống xử lý chất thải riêng để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường sống”.Có mặt tại làng nghề mộc xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, chứng kiến nhiều công đoạn sản xuất của người dân mới thấy trong những năm gần đây, ý thức giữ gìn môi trường đã được chú trọng hơn. Nhiều hộ kinh doanh đã lắp đặt hệ thống quạt thông gió, phun sương, cửa kính ngăn bụi và chống ồn nhằm hạn chế ô nhiễm. Tuy nhiên, do số lượng các cơ sở sản xuất tại gia đình ở địa phương khá lớn, nên không thể xử lý triệt để được tiếng ồn, mùi hóa chất và bụi. Đây là một trong những khó khăn nhất của làng nghề mộc Vạn Điểm, khi thiếu mặt bằng để phục vụ sản xuất. Nhiều xưởng sản xuất phải mang vật liệu ra đường để đánh ráp, cưa, đục, gây ô nhiễm làng nghề.
Người dân làng nghề bánh chưng Tranh Khúc, huyện Thanh Trì, chuẩn bị nguyên liệu gói bánh. Ảnh: Phạm Hùng |
Theo Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Điểm Phùng Đăng Tưởng, trên địa bàn xã Vạn Điểm cũng đã có một cụm công nghiệp làng nghề, nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ hộ sản xuất. Hiện xã đã có quy hoạch diện tích xây thêm một điểm công nghiệp làng nghề nhưng chưa được triển khai. "Chúng tôi mong muốn dự án mở rộng cụm làng nghề sớm được triển khai để hỗ trợ về mặt bằng cho các cơ sở làm nghề mộc phát triển" - ông Phùng Đăng Tưởng cho hay.Cũng trên địa bàn huyện Thường Tín, tại một số làng nghề như làng nghề chăn bông Trát Cầu (xã Tiền Phong), điêu khắc Nhân Hiền... vấn đề thiếu mặt bằng sản xuất đang khiến các cơ sở vừa khó thể phát triển, vừa gây ra ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, các làng nghề đều mong muốn có được mặt bằng sản xuất rộng, vừa đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường.Từng bước tháo gỡXác định việc di dời các cơ sở sản xuất làng nghề ra khỏi khu dân cư, xây dựng cụm công nghiệp làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy các làng nghề phát triển, đồng thời giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường sống của người dân trong khu vực. Trong những năm qua, TP Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách, xây dựng Đề án “Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
Một số huyện có làng nghề và hộ sản xuất, kinh doanh làng nghề đã chủ động tìm giải pháp tháo gỡ. Như Thạch Thất - huyện có nhiều làng nghề đã đẩy mạnh xây dựng các cụm, điểm công nghiệp làng nghề để đưa sản xuất ra xa khu dân cư. Đến nay, trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp, 9 cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 187,5ha, thu hút nhiều doanh nghiệp, hộ làng nghề vào đầu tư.Hay như Hoài Đức, cùng với nâng cao nhận thức của người dân làng nghề, huyện đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư mở rộng Cụm công nghiệp Dương Liễu - giai đoạn 2 với quy mô khoảng 17ha để di chuyển các cơ sở sản xuất tại 3 xã: Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế vào khu tập trung; đồng thời trình TP dự án xử lý nước thải tại xã Cát Quế, Yên Sở và La Phù.Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho hay, việc đưa các cơ sở, hộ kinh doanh tại gia đình do thiếu mặt bằng sản xuất ra khu sản xuất tập trung là cần thiết, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên cần phân loại từng làng nghề, không phải nghề nào cũng cần đưa ra cụm công nghiệp sản xuất.Nhiều ý kiến cũng cho rằng, Nhà nước nên hỗ trợ việc GPMB, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ về giá khi đấu giá để các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có điều kiện vào khu cụm công nghiệp làng nghề, tránh tình trạng vượt quá khả năng tham gia của các hộ sản xuất nhỏ lẻ.Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực của các hộ làm nghề, của chính quyền địa phương, hy vọng làng nghề Hà Nội sẽ từng bước tháo gỡ những khó khăn, nhất là thiếu mặt bằng sản xuất để từng bước góp phần bảo vệ môi trường làng nghề, duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng đời sống.
"Giải quyết được vấn đề thiếu mặt bằng sản xuất tại một số làng nghề sẽ góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường, bởi hoạt động sản xuất của các làng nghề có sự biến đổi rất nhanh, các cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ nhưng lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều. Nếu không nghiêm túc xử lý, tác động gây ô nhiễm môi trường càng lớn. Kiểm soát ô nhiễm làng nghề phải sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp." - Chủ tịch Hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - GS TS. Đặng Kim Chi |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- [Giảm trừ rác thải nhựa, túi nilon để bảo vệ môi trường] Bài cuối: Những sáng kiến đi vào đời sống
- Nghị định 09/2021/NĐ-CP: Tạo cơ chế cho ngành vật liệu xây dựng tăng trưởng
- Ô tô trốn chốt kiểm tra nồng độ cồn húc bay học sinh cấp 2 xuống sông, 4 người thương vong
- Thời tiết hôm nay 26/2: Hà Nội đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
-
Từ đêm nay (26/2), Bắc Bộ và Hà Nội có mưa nhỏ, trời chuyển rét
Kinhtedothi - Khoảng chiều tối và đêm nay (26/2), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh thuộc khu vực ...XEM THÊM -
Bắc Giang đề xuất chuyển sân bay Kép thành cảng hàng không lưỡng dụng
Kinhtedothi - Tỉnh Bắc Giang cho rằng, việc lưỡng dụng hóa sân bay Kép sẽ tăng cường giao dịch thương mại, du lịch, t...XEM THÊM -
Chính thức thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 240/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạc...XEM THÊM -
TP Hồ Chí Minh duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu đô thị lấn biển Cần Giờ rộng gần 3.000ha
Kinhtedothi - UBND TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 đối với 5 phân khu có tổng diện tíc...XEM THÊM
- [Ảnh] Vaccine Nanocovax ngừa Covid-19 được tiêm cho các tình nguyện viên ở giai đoạn 2
- Thu Duc House chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền thuế: Vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng
- Phim Việt rục rịch trở lại rạp
- Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Rằm tháng Giêng, giá các loại trái cây vẫn cao ngất ngưởng
- Thủ tướng đồng ý Hà Nội được mua vaccine Covid-19
- [Ảnh] Cận cảnh Đại lễ cầu an online tại chùa Phúc Khánh
- Sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định trong việc thu hồi đất
- Hà Nội công bố lịch và phương án tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021 - 2022