Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Liên kết nông hộ chăn nuôi: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm

Kinhtedothi - Phát triển chăn nuôi lợn quy mô nông hộ theo chuỗi giá trị, an toàn sinh học là giải pháp chính cho ngành chăn nuôi được các chuyên gia đưa ra trong hội thảo Nghiên cứu về chăn nuôi lợn quy mô nông hộ, sức khỏe đàn lợn và an toàn thịt lợn, diễn ra ngày 27/3 tại Hà Nội.
Nhiều thách thức
Mặc dù đóng vai trò lớn trong ngành chăn nuôi nhưng khu vực chăn nuôi nông hộ hiện đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Đối với Việt Nam, chăn nuôi nông hộ hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế, như tình trạng chạy theo phong trào, khi thì bỏ chuồng hàng loạt, lúc lại ồ ạt tái đàn dẫn đến cung vượt quá cầu và bị ép giá.
Bên cạnh đó, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi nông hộ vẫn chưa được chú trọng, do đó năng suất, hiệu quả chưa cao.
 Liên kết trong chăn nuôi góp phần giải bài toán an toàn thực phẩm. Ảnh: Phương Nga
Ngoài ra, chăn nuôi nông hộ còn dễ lây lan và phát sinh dịch bệnh do các hộ chưa tuân thủ nghiêm ngặt công tác thú y, vệ sinh chuồng trại, khả năng kiểm soát môi trường và an toàn thực phẩm còn yếu.
Sự liên kết hầu như chưa được triển khai, việc tham gia thị trường “đầu vào, đầu ra” cho sản phẩm còn hạn chế khiến người chăn nuôi thường xuyên bị thua lỗ và giảm thu nhập do phí tổn vào các khâu trung gian. Do đó, thu nhập, giá trị gia tăng chưa lớn, tạo ra tâm lý người chăn nuôi không muốn tái đàn, dẫn tới giá cả biến động.
Ông Fred Unger - điều phối viên Dự án an toàn thịt lợn Safepork tại Việt Nam cho biết: Sau 7 năm khảo sát và nghiên cứu tại 4 tỉnh, TP gồm Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Dự án đã chỉ ra rằng, vấn đề chính trong khu vực chăn nuôi nông hộ ở Việt Nam hiện nay là thiếu vốn và biến động thị trường. Thêm vào đó, chất lượng và bảo quản thức ăn chăn nuôi; phát hiện và kiểm soát dịch bệnh còn hạn chế. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi còn phổ biến ở nhiều địa phương.
Cũng theo ông Fred Unger, trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, việc ô nhiễm vi sinh nguy hiểm hơn nhiều ô nhiễm hóa chất. Quá trình chính gây ô nhiễm vi sinh nằm ở khâu giết mổ và bán lẻ. Trong khi đó, ở khu vực chăn nuôi nông hộ đang rất yếu về lĩnh vực này.
Tăng cường liên kết chuỗi
Ngành chăn nuôi lợn của khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng hiện đang phải đối mặt với một số thách thức lớn như biến động giá cả, dịch tả lợn châu Phi bùng phát. Vì thế, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc càng được đặt lên cao.
Ngoài ra, việc gia nhập CTPPP cũng đang là một thách thức đối với ngành chăn nuôi nước ta trước yêu cầu cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả sản phẩm. Để giải bài toán sản xuất và cung ứng thịt lợn an toàn hơn cho thị trường, yêu cầu cấp thiết hiện nay là các nông hộ cần phải hình thành chuỗi liên kết.
PGS.TS Lê Thị Thanh Huyền - Trưởng bộ môn Kinh tế và Hệ thống chăn nuôi, Viện Chăn nuôi cho rằng, trên thực tế, nông hộ hoạt động đơn lẻ sẽ khó tiếp cận các nguồn lực, khả năng cạnh tranh kém, sản phẩm đưa ra thị trường không đồng nhất. Vì thế, các hộ cần liên kết lại với nhau thành các chuỗi giá trị, thấp nhất cũng phải hình thành các tổ hợp tác hoặc tổ chăn nuôi. Khi hình thành một tổ sản xuất có thể dễ dàng giải bài toán về vốn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc.
Theo ông Dieter Schillingeg - Phó Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế, giải pháp để phát triển chuỗi chăn nuôi giá trị gồm 3 yếu tố là sức khỏe, thức ăn và gen lợn. Để giải quyết được những vấn đề trên, việc hình thành các chuỗi giá trị trong chăn nuôi là hướng đi đúng đắn và tất yếu.
Ngoài việc tạo điều kiện hình thành, phát triển các chuỗi giá trị lớn trong ngành chăn nuôi để hướng tới xuất khẩu, việc phát triển các liên kết cũng rất quan trọng đối với thị trường trong nước. Bởi sản phẩm từ chuỗi giá trị chăn nuôi mới đủ sức thuyết phục người tiêu dùng do đảm bảo được an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh: thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ nhung hươu

Hà Tĩnh: thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ nhung hươu

22 May, 02:04 PM

Kinhtedothi - Mùa nhung hươu ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã mang về cho người dân nguồn thu nhập hàng trăm tỷ đồng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ