Vượt khó tăng trưởng
Trong năm 2023, Masan vẫn duy trì sự tập trung vào các công thức tăng trưởng, các năng lực cốt lõi và đạt được một số cột mốc quan trọng bất chấp môi trường vĩ mô đầy thách thức. Tăng trưởng mạng lưới – cơ sở hạ tầng thực chất để tiếp cận 100 triệu người tiêu dùng khi 90%+ tiêu dùng hiện vẫn nằm ở offline. Từ năm 2021, sau quá trình tái cơ cấu mạng lưới cửa hàng WinCommerce (“WCM”), công ty đã và đang gia tăng số lượng cửa hàng, siêu thị.
Về hiệu quả hoạt động của siêu thị mini, WCM dự kiến sẽ đạt tổng cộng 4.000 cửa hàng, biên EBIT đạt 1% và 90% số siêu thị mini đạt mức hòa vốn EBITDA của cửa hàng vào năm 2024. Trong suốt hành trình này, đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa trong việc thí điểm các mô hình cửa hàng mới WIN và WinMart+ Rural, giúp mở rộng thị trường trong mạng lưới sẵn có của Masan, giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng cũng như lợi nhuận LFL.
Tăng trưởng thị phần chi tiêu – mở rộng thị trường mục tiêu cho những “Thương hiệu mạnh” của Masan: Masan tự hào về khả năng xây dựng danh mục mạnh mẽ gồm các thương hiệu mạnh được người tiêu dùng tin yêu: CHIN-SU, Omachi, Kokomi, WakeUp 247, Heo Cao Bồi và Chanté. Những thương hiệu này không chỉ mang lại sự tăng trưởng vượt trội mà còn có thể mở rộng thị trường mục tiêu từ 2 đến 20x bằng cách định nghĩa lại phạm vi sản phẩm của thương hiệu.
Các thương hiệu của Masan sẽ đại diện cho văn hóa ẩm thực Việt Nam trên toàn cầu với tầm nhìn: “Mỗi gia đình Việt Nam, mỗi sản phẩm Masan; Mỗi gia đình thế giới, ít nhật một sản phẩm Masan”. Thị trường mục tiêu cho việc tiêu thụ toàn cầu của ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi được dự kiến sẽ đạt 380 tỷ 1 USD.
Tăng trưởng hội viên – kết nối nhãn hàng, nhà bán lẻ, và người tiêu dùng ra mắt trên toàn quốc vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã sẵn sàng trở thành chương trình thành viên lớn nhất Việt Nam với số lượng thành viên đăng ký đạt 8,5 triệu trong quý I/2024 và dự kiến sẽ đạt 30 triệu vào năm 2025 bằng cách tích hợp thêm nhiều thương hiệu và phân phối bán lẻ truyền thống (“GT”).
Masan có đầy đủ mọi yếu tố để hiện đại hoá bán lẻ truyền thống bằng mô hình WIN+. Danh mục các thương hiệu mạnh, mạng lưới phân phối toàn quốc, kết nối trực tiếp với người tiêu dùng thông qua hội viên WIN, được hỗ trợ bởi hệ thống hậu cần nội bộ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ.
Masan có kế hoạch chi tiết rõ ràng về việc tạo ra giá trị chiến lược theo từng giai đoạn để khai mở giá trị cho TCX. Chiến lược bắt đầu với MCH trong năm 2025, sau đó là WCM vào năm 2027 – 2028.
Mục tiêu sở hữu 6 thương hiệu tỷ USD
Tại sự kiện, Tổng Giám đốc của Masan Consumer Holdings (“MCH”) Trương Công Thắng, đã đưa ra chiến lược của Masan Consumer tập trung vào hiện thực hóa tầm nhìn: “Mỗi gia đình Việt Nam, mọi sản phẩm Masan; Mỗi gia đình thế giới, ít nhất một sản phẩm Masan”.
MCH đã gây dựng thành công 5 thương hiệu mạnh có doanh thu hàng năm từ 150 triệu đến 250 triệu USD: Kokomi, Omachi, CHIN-SU, Nam Ngư và Wakeup 247, đóng góp vào 80% tổng tăng trưởng doanh thu. Sự phát triển thành công của các thương hiệu này là kết quả của chiến lược nhất quán kéo dài hàng thập kỷ theo sát hành trình của người tiêu dùng để giải quyết những nhu cầu lớn chưa được đáp ứng. Masan Consumer tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2x tốc độ thị trường chung 2 kể từ năm 2017 đến năm 2023.
MCH đặt mục tiêu mở rộng hơn nữa thị trường mục tiêu bằng cách tham gia vào thị trường tiêu dùng bên ngoài, cung cấp các sản phẩm cao cấp thay thế bữa ăn tại nhà (“Home meal replacement” hay “HMR”) và thay thế bữa ăn tại nhà hàng (“Restaurant meal replacement” hay “RMR”) cho người tiêu dùng. Ông Thắng tin rằng điều này chỉ là bước đầu trong hành trình của Masan Consumer để chiến thắng thị trường FMCG của Việt Nam.
Mục tiêu chiến lược của Masan Consumer là sở hữu 6 thương hiệu tỷ đô, thực hiện chiến lược “Go Global” và trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ mô hình FMCG mới.
Thương hiệu tỷ đô: Cao cấp hóa sản phẩm chính là công thức tạo nên thương hiệu tỷ đô, mở rộng phạm vi sản phẩm cho từng thương hiệu và mở rộng thị trường có thể tiếp cận từ 100 triệu người tiêu dùng tại Việt Nam lên 8 tỷ người trên toàn cầu. “Go Global”: Masan Consumer đặt mục tiêu đạt 10 – 20% doanh thu từ thị trường toàn cầu, đưa thương hiệu Việt ra thế giới.
So sánh giữa tốc độ tăng trưởng của Masan Consumer và tốc độ tăng trưởng của thị trường có thể tiếp cận sử dụng dữ liệu thị trường từ Euromonitor và Nielsen. Mô hình FMCG mới: Masan Consumer sẽ triển khai Trung tâm Đổi mới Tiêu dùng để đẩy nhanh quá trình ra mắt sản phẩm. Bên cạnh đó, Masan Consumer tận dụng mang lưới bán lẻ. Phân phối sản phẩm trên GT, MT và
Giám đốc Marketing Cấp cao ngành hàng Thực phẩm Tiện lợi (Công ty Masan Consumer) Nguyễn Trương Kim Phượng chia sẻ lộ trình để Omachi trở thành thương hiệu tỷ đô bằng cách cao cấp hóa thương hiệu và mở rộng sang thị trường thay thế bữa ăn tại nhà hàng (“Restaurant meal replacement” hay “RMR”).
Omachi đã cao cấp hóa trải nghiệm mì ăn liền từ món ăn mang tính chất “thời điểm khó khăn” thành bữa ăn ngon, bổ dưỡng và thoải mái. Điều này giúp tăng định giá cao các sản phẩm. Từ năm 2017 đến năm 2023, Omachi đã tăng gấp đôi số lượng bữa ăn phục vụ lên 544 triệu mỗi năm, thể hiện sức hấp dẫn đặc biệt đối với người tiêu dùng về trải nghiệm cao cấp. Omachi kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi bữa ăn phục vụ và giá trị trên mỗi khẩu phần ăn trong tương lai.
Omachi đặt mục tiêu mở rộng thị trường mục tiêu 3 từ 1 tỷ USD của ngành hàng Mì ăn liền lên 17 tỷ USD của ngành hàng Thay thế bữa ăn tại nhà hàng (RMR) với việc ra mắt Lẩu tự sôi, Cơm tự chín Omachi tại sự kiện.
Tiếp đó, Giám đốc cấp cao ngành hàng gia vị (Công ty Masan Consumer) Đinh Hồng Vân đưa ra kế hoạch chi tiết để CHIN-SU trở thành thương hiệu tỷ đô bằng cách cao cấp hóa thương hiệu, mở rộng phạm vi danh mục sản phẩm và thực hiện chiến lược “Go Global”. Cao cấp hóa: Phục vụ hơn 30 triệu 4 chén nước mắm mỗi ngày, Masan Consumer phục vụ hơn 65% 5 lượng tiêu thụ nước mắm của Việt Nam. Kể từ năm 2007, CHIN-SU tiếp tục nâng cao chất lượng nước mắm bằng cách cải tiến hương vị và bao bì, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng hơn.
Dự kiến doanh thu đạt 90.000 tỷ đồng
Trong khuôn khổ của đại hội đồng cổ đông, Tổng Giám đốc của WinCommerce Nguyễn Thị Phương trình bày những thành tựu đạt được từ giai đoạn tái cơ cấu WCM và công bố mục tiêu đạt lợi nhuận ròng sau thuế là dương trong năm quý I/2025. WCM đã hoàn thành giai đoạn tái cơ cấu trong năm 2023, giúp mang đến những cải thiện đáng kể về hiệu quả tài chính với doanh thu tăng lên 7.957 tỷ đồng đánh dấu mức tăng trưởng 9% trong quý I/2024 so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý I/2024, WCM đánh dấu cột mốc quan trọng khi chương trình Hội viên WIN đã thu hút hơn 8,5 triệu hội viên và hỗ trợ mở 1 triệu tài khoản Techcombank mới. Chi phí thu hút khách hàng của WCM vẫn bằng 0, giá trị giỏ hàng thành viên tăng gấp đôi so với của những người không phải là hội viên.
Năm 2024, Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 đến 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ năm trước. Các mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi vẫn được kỳ vọng là động lực chính cho tăng trưởng doanh thu. Chương trình Hội viên WIN sẽ tiếp tục tập trung vào việc gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp và đối tác của Masan. LNST thuần cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số (Core NPAT Pre – MI) dự kiến sẽ nằm trong khoảng 2.290 đến 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023.
TCX dự kiến đạt doanh thu thuần trong khoảng 63.000 đến 68.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng từ 9% đến 18% so với năm 2023. Năm 2024, WCM dự kiến đạt doanh thu thuần từ 32.500 đến 34.000 tỷ đồng, tăng lần lượt so với cùng kỳ từ 8% đến 13%. Doanh thu thuần của MCH dự kiến đạt từ 32.500 tỷ đồng đến 36.000 tỷ đồng trong năm 2024, với mức tăng trưởng đóng góp chủ yếu của ngành hàng thực phẩm tiện lợi, đồ uống và chăm sóc gia đình, cá nhân.
PLH dự kiến đạt 1.790 đến 2.170 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 17% đến 41% so với cùng kỳ. PLH dự kiến mở từ 30 đến 60 cửa hàng mới ngoài WCM tập trung vào Hà Nội và TP.HCM. Phúc Long cũng sẽ bắt đầu tích hợp chương trình khách hàng thân thiết vào Hội viên WIN của Masan, mang đến nhiều lợi ích, đồng thời cũng mang lại một nguồn doanh thu khác cho PLH.
Ngoài ra, Phúc Long sẽ nâng cao năng suất bán hàng thông qua các dự án marketing các cửa hàng địa phương, triển khai chương trình khuyến mãi trên toàn quốc, và các chương trình theo mùa giúp thu hút lượng khách hàng trẻ mới. MML dự kiến đạt doanh thu thuần trong khoảng 7.100 và 7.800 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 2% đến 12% so với cùng kỳ nhờ tập trung đầu tư vào mảng kinh doanh thịt chế biến và giảm quy mô trang trại chăn nuôi gà. Trong đó, doanh thu từ mảng thịt lợn có thương hiệu và thịt chế biến dự kiến tăng trưởng lần lượt từ 15% đến 28% và từ 12% đến 33% so với cùng kỳ. MML đã và đang nỗ lực định vị Ponnie là thương hiệu xúc xích tiệt trùng cao cấp.
Để tăng doanh số bán hàng hàng ngày tại mỗi điểm bán WCM lên 2,5 triệu đồng, MML có kế hoạch ra mắt các quầy thịt trong WCM, triển khai chiến dịch digital marketing mục tiêu đến các hội viên WIN, đồng thời thiết lập hệ thống tự động bổ sung hàng. Những nỗ lực này nhằm mục đích tăng cường nhận diện thương hiệu trên thị trường của MML và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong phân khúc thịt chế biến.
MHT dự kiến đạt doanh thu thuần từ 15.000 đến 15.800 tỷ đồng, tương ứng tăng lần lượt 6% đến 12% so với cùng kỳ. MHT thuê nhà thầu nổ mìn mới đưa vào hoạt động trong quý 1/2024. Trọng tâm của MHT là thực hiện các hoạt động tối ưu hóa chi phí, đặc biệt là trong hoạt động vận hành, thu mua, đồng thời giảm đòn bẩy tài chính.