Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mở rộng sản xuất lúa Japonica: Triển vọng cho xuất khẩu gạo Hà Nội

Kinhtedothi - Những năm gần đây, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao gắn với xuất khẩu. Trong đó, bộ giống lúa Japonica đưa vào sản xuất nhiều vụ, được nông dân và DN đánh giá cao về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.
Cán bộ Sở NN&PTNT Hà Nội đánh giá năng suất, chất lượng giống lúa Japonica vụ Xuân 2019 tại huyện Thường Tín. Ảnh: Ánh Ngọc
Ưu thế vượt trội
Vụ Xuân 2019, HTX Nông nghiệp Mỹ Thành (huyện Mỹ Đức) tham gia gieo cấy thử nghiệm nhóm giống lúa Japonica với giống lúa ĐS1, quy mô 60ha. Với phương thức canh tác gieo cấy theo tiêu chuẩn VietGAP, ĐS1 thể hiện ưu thế vượt trội, ít sâu bệnh hại, chất lượng gạo dẻo, hạt nhỏ, thơm ngon so với nhiều giống lúa khác. Giám đốc HTX Nông nghiệp Mỹ Thành Đinh Tiến Thao cho hay, ĐS1 cho năng suất khá, đạt trung bình 60 tạ/ha, giá trị kinh tế cao hơn 15 – 20% so với các giống lúa địa phương đang canh tác. Đó là lý do vụ Mùa 2019, HTX tiếp tục gieo cấy giống lúa triển vọng này với quy mô 50ha. Đặc biệt, để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, HTX đã ký hợp đồng liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu lương thực Bảo Minh bao tiêu toàn bộ sản lượng cho nông dân với giá 6.000 đồng/kg thóc tươi.

Triển khai kế hoạch phát triển sản xuất lúa Japonica theo hướng xuất khẩu của TP, ngay trong vụ Mùa 2019, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội là đơn vị được Sở NN&PTNT giao nhiệm vụ thực hiện chính sách hỗ trợ 16 HTX thuộc 8 huyện với quy mô gần 800ha. Các HTX này đều đạt tiêu chí hoạt động hiệu quả trong dịch vụ sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao, có khả năng quản lý và điều hành, hình thành phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Đối với các vùng sản xuất đều đạt quy mô từ 30ha trở lên, có khả năng mở rộng diện tích, giao thông thủy lợi bảo đảm cho việc áp dụng cơ giới hóa. Đặc biệt, toàn bộ sản phẩm lúa Japonica sau thu hoạch sẽ được DN ký kết thu mua với giá cao hơn thị trường.

Hướng tới xuất khẩu

Mặc dù sản xuất lúa của Hà Nội có chuyển biến tích cực, song đến nay sản phẩm gạo của TP chủ yếu phục vụ thị trường Thủ đô và một số tỉnh lân cận; sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo khá khiêm tốn. Nguyên nhân là do việc đưa các giống lúa mới vào sản xuất gặp một số khó khăn, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến còn hạn chế và nông dân vẫn có thói quen canh tác cũ. Trước những khó khăn đó, Hà Nội đã xây dựng bộ giống lúa phục vụ việc phát triển lúa hàng hóa theo nhóm. Trong đó, để hướng tới xuất khẩu, các loại gạo thơm, năng suất cao như Japonica (gồm: J02, VAAS16, ĐS1) có triển vọng khá được đưa vào gieo cấy ở một số địa phương trên địa bàn TP.

Thực hiện chủ trương của TP, nhiều địa phương đã và đang tích cực chuyển sang trồng lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu gạo. Đơn cử như huyện Ứng Hòa, đến nay đã mở rộng được hơn 2.000ha gieo cấy giống lúa J02. Để thúc đẩy phát triển sản xuất, hướng đến xuất khẩu gạo, huyện tạo điều kiện thuận lợi, chủ động thu hút DN tham gia vào chuỗi sản xuất lúa gạo. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân về sản xuất lúa gạo an toàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, với mục tiêu hướng tới xuất khẩu gạo, TP phấn đấu đến năm 2020 có 20% diện tích lúa được gieo cấy bằng giống Japonica, năm 2025 30% diện tích (khoảng 30.000ha)... Qua đó, hình thành và phát triển 50 - 60 vùng sản xuất lúa Japonica hàng hóa chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Cùng với đó, TP hỗ trợ phát triển công nghệ sấy, sơ chế, chế biến, bảo quản gạo giống Japonica nhằm nâng cao giá trị sản phẩm gạo Hà Nội. Hình thành từ 3 - 5 chuỗi liên kết giá trị sản phẩm gạo Hà Nội nhằm mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo Japonica chất lượng cao, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
Hà Nội định hướng mở rộng nghiên cứu phát triển sản xuất lúa Japonica là hướng đi đúng, bởi thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu loại gạo này khá triển vọng. Hiện, gạo Japonica đang được bán với giá dao động 800 - 1.500 USD/tấn, cao gần gấp đôi so với các loại gạo bình thường của Việt Nam.
GS.TS Đỗ Năng Vịnh - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Di truyền nông nghiệp
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ