Môi trường cởi mở, tốc độ tăng trưởng có thể cao hơn từ 15 - 20%

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong phiên thảo luận chuyên đề: Chương trình hành động của khu vực tư nhân từ nghị quyết TƯ 5 tại Diễn đàn kinh tế tư nhân ngày 31/7, đại diện khối DNTN đã có những chia sẻ và kiến nghị nhằm thúc đẩy thực thi chính sách, cắt giảm chi phí cho DN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự diễn đàn
Liên quan đến vấn đề này, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, các DN tư nhân phấn khởi vì Đảng, Quốc hội đã có nghị quyết riêng cho khu vực KTTN bởi ngày càng đóng vai trò to lớn hơn đối với nền kinh tế. Do đó, khối DNTN quan tâm đến Chính phủ hành động, cũng như những chi phí không đáng có mà DN vẫn phải gánh chịu thì phải bỏ, chẳng hạn, các DN kinh doanh xuất khẩu, thủ tục chuyên ngành kiểm tra chồng chéo đang làm mất thêm thời gian chi phí của DN.
Ông Bình đặt câu hỏi, 3 năm chỉ có 29/47 thủ tục được giải quyêt trong khi đó mục tiêu là 2018 là 80%, 2019 là 100%, giải quyết thế nào? Chính phủ ghi nhận DN tư nhân có vị thế trong xã hội, ông Bình đề xuất có một tổ chức đại diện cho khối này để giao lưu thương mại trong nước và quốc tế. Chi phí ngoài của DN rất lớn cao hơn nươc ngoài nhiều, họ là 10% thì mình là 30%. Đồng thời, 34% là chi phí an sinh mà DN phải chi ra, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn…
“Mỗi năm doanh nhân Việt Nam đem vài triệu USD ra nước ngoài mua nhà, số tiền ra khỏi VN khá lớn, chỉ có DN Việt Nam chuyên tâm lắm mới ở lại đầu tư trong nước, làm sao để giữ chân DN” - vị này chỉ ra.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, hiện đã có trên 53.000 dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, 6 tháng đầu năm, số DN trong nước thành lập mới có 75.000 DN, lớn cả về quy mô và khá hơn về công nghệ chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện rõ nét. Bản thân WB đánh giá, năm 2016 tăng 9 bậc môi trường đầu tư. Tuy vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra, Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ còn nhiều vấn đề bất cập trong chi phí của DN, chi phí không chính thức, chi phí giao thông vận tải, lãi suất ngân hàng… Điều đó, thúc đẩy Chính phủ nỗ lực hơn trong giảm chi phí cho DN, chẳng hạn đã chỉ đạo ngân hàng giảm lãi suất tối thiểu đến nay 0,5%. Còn các chi phí khác y tế, BHXH, BOT sẽ tiếp tục rà soát để giảm hơn nữa, tạo điều kiện cho DN..
Cam kết với Thủ tướng, thay mặt cộng đồng DN tư nhân, ông Vũ Văn Tiền – Chủ tịch HĐQTNgân hàng TMCP An Bình khẳng định, nếu chi phí giảm đi, môi trường cởi mở hơn, tốc độ tăng trưởng của khối DN tư nhân có thể cao hơn từ 15 - 20%.