Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một số vụ án tham nhũng xảy ra trong chính cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng

Kinhtedothi - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, trong năm 2018 đã xảy ra một số vụ án tham nhũng, tiêu cực ngay trong chính cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng. Trong đó có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan này và đến lòng tin của nhân dân vào công lý.
 Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo trước Quốc hội
Tình hình tham nhũng năm 2018 vẫn diễn biến phức tạp
Sáng 13/11, Quốc hội khóa XIV đã nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Theo đó, năm 2018, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành mới 4.128 văn bản, huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 2.135 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tiến hành 3.441 cuộc kiểm tra việc thực hiện, phát hiện 443 vụ việc vi phạm, số người vi phạm là 382 người, kiến nghị xử lý kỷ luật 89 người, kiến nghị thu hồi và bồi thường 92,9 tỷ đồng (đã thu hồi 74,08 tỷ đồng, đạt 79,7%).
Số người đã kê khai, công khai tài sản, thu nhập đạt tỷ lệ 99,8%; có 44 người được xác minh tài sản, thu nhập, phát hiện 6 trường hợp vi phạm. Qua kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp tại 5.396 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm. Năm 2018 có 56 người đứng đầu đã bị xử lý hoặc đang được xem xét để xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.
Toàn ngành thanh tra đã triển khai 7.379 cuộc thanh tra hành chính và 212.589 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 46.447 tỷ đồng, 41.560 ha đất; kiến nghị thu hồi 27.173 tỷ đồng và trên 422 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 893 tập thể và nhiều cá nhân; ban hành 119.412 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân với số tiền 9.831 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 108 vụ, 116 đối tượng. Đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.883 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, qua đó đã xử lý, thu hồi được 20.259 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 68%), 33 ha đất; cơ quan chức năng xử lý hành chính 1.594 tổ chức, 5.681 cá nhân; khởi tố 22 vụ, 30 đối tượng...
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thông tin, mặc dù đã có chiều hướng thuyên giảm nhưng tình hình tham nhũng năm 2018 vẫn còn biểu hiện diễn biến phức tạp. Tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Công tác phòng chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu. Công tác phòng chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế
Công tác tuyên truyền, giáo dục và phòng chống tham nhũng chưa tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức và người dân về phòng chống tham nhũng
Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ để phòng chống tham nhũng vẫn còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương còn có tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý còn nhiều trường hợp thiếu điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực; bố trí người thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh trong phạm vi quản lý, vi phạm quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng.
 Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga 
Không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng
Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá, trong năm 2018, tình hình tham nhũng ở nước ta đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm.
Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng đã có chuyển biến tích cực, nhiều vụ vi phạm, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước được phát hiện và xử lý nghiêm minh, đã thể hiện nhất quán quan điểm “nói đi đôi với làm”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Qua đó, tiếp tục tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, được dư luận đánh giá cao, củng cố lòng tin của nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Ủy ban Tư pháp nhận thấy, năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…
Tuy nhiên, còn một số hạn chế, tồn tại trong công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa có giải pháp để khắc phục triệt để. Việc tuyên truyền thông qua hình thức phát huy tính nêu gương của cán bộ, đảng viên chưa phát huy hiệu quả tích cực; việc đăng tải thông tin trong một số trường hợp còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác, vi phạm các quy định về hoạt động báo chí trong thông tin, tuyên truyền về phòng chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp vẫn còn chậm, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Vẫn còn một số văn bản quy định chưa rõ ràng, thiếu khả thi, chồng chéo, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, nhưng chưa được kịp thời sửa đổi…
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp lưu ý, trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong nhiều trường hợp chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đã gây nghi ngờ trong dư luận, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác phòng ngừa tham nhũng.
Đặc biệt, năm 2018, tại một số bộ, ngành, địa phương, việc lập, phê duyệt đoàn đi nước ngoài còn chưa đúng quy định, nhiều đoàn đi nước ngoài với nội dung khảo sát, học tập kinh nghiệm nhưng chủ yếu là để tham quan, du lịch, giải quyết chế độ, chính sách. Có trường hợp để phục vụ xây dựng, triển khai dự án, có địa phương tổ chức 3 đoàn đi khảo sát, học tập mô hình của nước ngoài, nhưng 1 đoàn về không có báo cáo, 2 đoàn có báo cáo nhưng không liên quan đến nội dung khảo sát… Chủ nhiệm
Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh tình trạng này. 
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng nêu rõ, trong năm qua, mặc dù các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng của Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, tăng cường hoạt động nghiệp vụ, tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận đánh giá cao…
Tuy nhiên, mô hình tổ chức thiếu ổn định đã ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Đáng lưu ý, năm 2018, đã xảy ra một số vụ án tham nhũng, tiêu cực ngay trong chính cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng, trong đó có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến cán bộ, sỹ quan cao cấp đã ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan này và đến lòng tin của nhân dân vào công lý.
Để công tác phòng chống tham nhũng triển khai có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, Ủy ban Tư pháp kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế trong giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực nhằm phòng chống tham nhũng; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, bảo đảm công tác phòng chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả. Sớm thông qua Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) và các văn bản quy định chi tiết thi hành để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống tham nhũng, trong đó chú trọng hoàn thiện các quy định để kiểm soát thực chất được tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc về bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc về bảo hiểm năm 2024

15 Apr, 08:09 PM

Kinhtedothi - Ngày 15/4, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) đã tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024 và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025. Sự kiện đánh dấu thêm một năm nữa thành công của giải với sự tham gia và chất lượng vượt trội của các tác phẩm báo chí về lĩnh vực bảo hiểm.

Bình Dương dự kiến sau sáp nhập còn 36 xã, phường

Bình Dương dự kiến sau sáp nhập còn 36 xã, phường

14 Apr, 07:28 PM

Kinhtedothi - Ngày 14/4, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị quán triệt, thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; sơ kết quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II; lấy ý kiến về đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sáp nhập cấp xã.

Quảng Nam ban hành kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Quảng Nam ban hành kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

14 Apr, 05:38 PM

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng giao Sở Nội vụ chủ trì tiếp nhận, tổng hợp, xử lý các vấn đề liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cũng như kịp thời hướng dẫn, giải đáp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nghỉ hưu theo nguyện vọng

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nghỉ hưu theo nguyện vọng

14 Apr, 04:19 PM

Kinhtedothi - Ngày 14/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức hội nghị chuyên đề lần thứ 114 và công bố quyết định của Ban Bí thư về việc đồng ý để Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 15/4.

50 năm tự hào ngọn lửa Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam

50 năm tự hào ngọn lửa Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam

12 Apr, 05:16 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/4, Câu lạc bộ (CLB) Truyền thống kháng chiến Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam tổ chức họp mặt truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), với chủ đề “50 năm tự hào sáng mãi ngọn lửa thanh niên”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ