Mỹ "cắt" Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35, NATO ảnh hưởng?

Tú Anh (Theo Al Jazeera)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau nhiều lần đe dọa, Mỹ đã chính thức loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi “cuộc chơi” mang tên F-35 do bực dọc trước việc Ankara mua hệ thống S-400 của Nga.

Điều đó đồng nghĩa Ankara không thể tham gia sản xuất cũng như nhập khẩu dòng chiến cơ này. Đây là động thái đáp trả từ Mỹ cho việc Thổ Nhĩ Kỳ nhận lô hàng hệ thống phòng thủ lên lửa S-400 của Nga vào tuần trước.

Phản ứng lại, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ miêu tả đây là hành động thiếu công bằng và có khả năng gây ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước.

 Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.

Quyết định không hề dễ dàng

Trong khi đó, quyết định này cũng không hề dễ dàng với Mỹ. Bởi cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất hơn 900 bộ phận của F-35, việc chuyển chuỗi cung ứng từ các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ sang Mỹ sẽ khiến Washington thiệt hại tới 500-600 triệu USD, trong khi ước tính Ankara thiệt hai hơn 9 tỷ USD do một lượng lớn việc làm và cơ hội kinh tế sẽ “bốc hơi” sau đó. Trong những thông điệp ngay trước thềm quyết định, Nhà Trắng khẳng định hệ thống phòng không S-400 là phương tiện để Nga thăm dò các khả năng của Mỹ và do đó không thể cùng được triển khai trên nền tảng chung với máy bay F-35. Tuy nhiên, Nhà Trắng cũng đã tìm cách giảm cường độ căng thẳng tiềm tàng khi nhận định Washington vẫn "rất coi trọng" mối quan hệ chiến lược của mình với Ankara.

Tuy nhiên, liệu Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì quyết định mua hệ thống S-400? Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định Washington sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với vấn đề này vì hai nước là "đồng minh chiến lược".

Tổng thống Trump cũng miễn cưỡng phản đối Ankara mua S-400 nhưng lại viện cớ do chính quyền tiền nhiệm không chịu bán những hệ thống tối tân cho Thổ Nhĩ Kỳ. Sự cố lần này với quyết định loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi sân chơi F-35 phản ánh sự chia rẽ sâu sắc giữa Ankara và các đồng minh và đối tác phương Tây.

Ứng viên hàng đầu cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Mark Esper cho rằng nước này sẽ gặp rắc rối với quyết định mua S-400 mang tính thách thức của Thổ Nhĩ Kỳ và mở ra vấn đề chiến lược rộng lớn hơn.

NATO chia rẽ?

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này không được tạo điều kiện cho mua các hệ thống phòng thủ của Mỹ như phương án thay thế cho S-400 của Nga. Tuy nhiên Nhà Trắng cũng trong tuyên bố ngày 17/7 khẳng định Ankara có nhiều cơ hội để mua hệ thống Patriot của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu tìm cách mua hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ trong một thỏa thuận trị giá 7,8 tỷ USD đã được chính quyền Obama phê duyệt.

Vấn đề nảy sinh khi Washington nổi giận trước việc Ankara tìm cách thúc đẩy cơ sở công nghệ của riêng mình nên đã khăng khăng đòi Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất một số thành phần hệ thống như một phần của thỏa thuận. Trước động thái gây khó này, Thổ Nhĩ Kỳ đã quay sang Trung Quốc và sau đó là Nga để nhập hệ thống trên, thay vì trông chờ vào Mỹ.

Tuần này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ca ngợi lô hàng S-400 đầu tiên cập bến và cho biết Ankara sẽ cùng tham gia sản xuất hệ thống trên. Những căng thẳng tiềm tàng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ - hai quốc gia sở hữu quân đội mạnh nhất trong NATO đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc trong liên minh quân sự này, vốn được củng cố sau Thế chiến II nhằm chống lại sức mạnh quân sự của Moscow.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần