Mỹ huy động 13.000 lính Mỹ bảo vệ lễ nhậm chức của ông Trump

Tú Lan Phương
Chia sẻ Zalo

Trong lúc lễ nhậm chức của ông Donald Trump chuẩn bị diễn ra, hàng nghìn người đã biểu tình vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Khoảng 10h30 trưa 20/1 (giờ địa phương), một nhóm người phản đối tự miêu tả là “chống tư bản – chống phát xít” đã diễu hành ở khu vực cận Nhà Trắng. Một trong số họ ném gạch vào cửa xe ô tô và đá các thùng rác trên đường phố. 

Quân đội chính quyền đã sở dụng vòi xịt hơi cay để ứng phó với đám đông tại Quảng trường Franklin và đuổi theo bắt giữ một nhóm người biểu tình gần đoạn Phố thứ 12 và Đại lộ New York. 

Một nhóm người phản đối mặc đồ đen tràn xuống Phố thứ 13, gây náo loạn đường phố và phá cửa một chiếc limo đen. Họ sau đó xuống công viên Quảng trường Franklin. 
 Hàng ngàn người tham gia biểu tình phản đối ông Trump.
Trong lễ nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ được bảo vệ bởi 8.000 lính vệ binh quốc gia và 5.000 binh sĩ chính quy từ khắp nơi trên nước Mỹ. 

"Nếu tình huống xấu xảy ra, lực lượng cảnh sát sẽ hành động đầu tiên. Chúng tôi hy vọng một buổi chuyển giao quyền lực yên ả vào ngày 20/1. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ và các cơ quan khác để bảo đảm một buổi lễ hòa bình", tướng Errol R. Schwartz, tư lệnh vệ binh quốc gia cho biết.Các binh sĩ có trách nhiệm bắt giữ những người có khả năng đe dọa tới buổi lễ nhậm chức. Giáo sư Stephen Fuller của Trung tâm nghiên cứu khu vực (CRA), đại học George Mason cho biết mấu chốt bảo đảm an ninh là quản lý được đám đông. Tướng lục quân Bradley Becker thừa nhận vấn đề đáng lo ngại nhất là số lượng những người có thể tham gia biểu tình.

Ngoài vệ binh quốc gia, các binh sĩ thuộc Trung đoàn bộ binh số 3 cũng tham gia các nghi thức trong lễ nhậm chức. Đây là đơn vị riêng chịu trách nhiệm bảo vệ tổng thống Mỹ và an ninh tại thủ đô Washington DC trong tình huống khẩn cấp.
 Người biểu tình và cảnh sát đụng độ với nhau ngay trước khi lễ nhậm chức diễn ra.
Theo Ban tổ chức, cuộc diễu hành trong sự kiện kéo dài 90 phút. Cuộc diễu binh dài nhất trong lịch sử các lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ là vào năm 1953, của cố Tổng thống Dwight Eisenhower, với 73 ban nhạc và 59 xe rước, kéo dài hơn 4 tiếng. 
Đông đảo người ủng hộ cũng như phản đối ông Trump được dự đoán sẽ xuất hiện tràn ngập đường phố Washington cùng với một cuộc biểu tình lớn vào ngày 21/1 tới. 
 
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 được đánh giá là bất ngờ, hồi hộp và đầy những diễn biến căng thẳng. Những phút cuối trước ngày bầu cử 8/11/2016, hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton lúc bấy giờ vẫn miệt mài tranh cử. Theo thăm dò lúc đó, bà Hillary vẫn vượt trước ông Trump.Thế nhưng trái với dự đoán của nhiều người và nhiều hãng truyền thông, ông Trump đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, khiến nước mắt lăn dài trên gương mặt nhiều người ủng hộ bà Clinton.

Sự lựa chọn của người Mỹ đã rõ ràng: đổi thay mạnh mẽ thay vì phương án an toàn, cải cách triệt để thay vì lối mòn chính trị.Trước cuộc bầu cử năm 2016, không một hãng thông tấn lớn nào của Mỹ dám tin, ông Trump sẽ có một chiến thắng cách biệt như vậy trước bà Clinton. Ngay cả Fox News, kênh truyền thông trung thành của cánh hữu cũng phải thừa nhận bà Clinton có nhiều cơ hội hơn. Bước vào cuộc bầu cử, tỷ phú Trump nổi lên là một ứng viên ngoại đạo, chưa từng có kinh nghiệm chính trường. Những phát ngôn gây tranh cãi càng góp phần khiến ông Trump bị đánh giá thấp hơn đối thủ Clinton lúc bấy giờ. Hơn 2 tháng kể từ ngày bầu cử, những tuyên bố, lựa chọn Nội các cũng như các chuyến thăm nguyên thủ nước ngoài đầu tiên của ông Trump trên cương vị Tổng thống đắc cử Mỹ đều được thế giới theo dõi sát sao.
 Người dân đứng chờ tại Quảng trường Quốc gia trước thềm buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Trump.
Mới đây, trong số hàng chục thành viên đảng Dân chủ - những người đã lên tiếng không tới dự Lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump là Nghị sĩ Filemon Vela cho biết, lý do các thành viên đảng Dân chủ “tẩy chay” lễ tuyên thệ: “Hai ngày trước thềm lễ tuyên thệ, có hai điều đã xảy ra, khiến tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tẩy chay buổi lễ này. Đó là việc, trông thấy cảnh 40 sinh viên người Mexico phải chịu sự kỳ thị, phân biệt của những người ủng hộ tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức”.

Bên cạnh đó, ông cũng nêu thêm, việc bổ nhiệm cựu Thống đốc bang Georgia Sonny Perdue làm Bộ trưởng Nông Nghiệp vào cuối danh sách nội các mới của ông Trump, có nghĩa rằng, chính phủ mới sẽ “không có đại diện người Mỹ gốc Tây Ban Nha trong nội các lần đầu tiên trong vòng 36 năm qua”.