"Nạn nhân" âm thầm của bê bối Huawei

Tú Anh (Theo Bloomberg)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đó là mối quan hệ đang đầy sóng ngầm giữa New Zealand và Trung Quốc.

Động thái mới nhất

New Zealand sẽ đánh giá độc lập rủi ro khi sử dụng các thiết bị từ Tập đoàn Huawei của Trung Quốc trong hệ thống mạng 5G, Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết hôm nay (18/2) sau khi một báo cáo cho rằng các biện pháp phòng ngừa của Anh có thể được các quốc gia khác áp dụng.

Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới đang chịu áp lực soi mói của phương Tây do quan hệ của Tập đoàn này với chính phủ Trung Quốc và việc Mỹ cáo buộc các thiết bị của Huawei có thể được Bắc Kinh sử dụng để làm gián điệp.

 Ảnh minh họa. 

Chưa có bằng chứng nào được đưa ra công khai, trong khi Huawei đã liên tục bác bỏ các cáo buộc. Tuy nhiên, một số nước phương Tây cũng đã rục rịch hạn chế quyền truy cập của Huawei.

Financial Times đưa tin hôm 17/2  rằng chính phủ Anh đã quyết định có thể giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc sử dụng thiết bị Huawei trong mạng 5G. London cũng khẳng định các biện pháp của nước này “sẽ ảnh hưởng lớn” tới các nhà lãnh đạo châu Âu và thúc giục các quốc gia khác có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa tương tự.

Cơ quan tình báo của New Zealand vào tháng 11 đã từ chối yêu cầu sử dụng thiết bị 5G của Huawei từ Hãng viễn thông Spark của nước này.

"Sóng ngầm"

Một máy bay của hãng hàng không Air New Zealand đến Thượng Hải, Trung Quốc đã buộc phải quay lại lãnh thổ vào đầu tháng này.

Đây chỉ là khởi đầu cho chuỗi các sự cố đang gây lo ngại Trung Quốc có thể sẽ quay bờ vai lạnh lùng đối với New Zealand sau khi Wellington cấm Huawei tiếp cận hệ thống mạng 5G. Trong khi Thủ tướng Jacinda Ardern phủ nhận mọi xích mích, trong khi phe đối lập đang kêu gọi chính phủ của bà củng cố mối quan hệ để tránh những hậu quả kinh tế tiềm ẩn.

“Mối quan hệ của New Zealand với Trung Quốc trị giá hơn 27 tỷ đô la New Zealand trong thương mại hai chiều”, người phát ngôn đối ngoại của đảng đối lập, ông Todd McClay đã viết cho bài báo xuất bản trên New Zealand Herald hôm 17/2. Do đó khả năng quan hệ giữa hai bên xấu đi là một rủi ro lớn. Điều này cản trở sự bất ổn đối với nền kinh tế cũng như bất an cho các nhà xuất khẩu và khai thác du lịch của New Zealand, ông Todd McClay cho biết thêm.

Bất kỳ sự sứt mẻ của mối quan hệ này có thể ảnh hưởng đáng kể cho quốc gia Nam Thái Bình Dương nhỏ bé, đang trong quá trình đàm phán nâng cấp thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới và nền kinh tế lớn thứ hai đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand, chiếm một phần tư tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi du khách Trung Quốc tăng mạnh đã giúp du lịch trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của đất nước.

New Zealand, một thành viên của liên minh tình báo Five Eyes, bao gồm Mỹ, Australia, Canada và Anh, sẽ không phải là đối tượng đầu tiên phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ Trung Quốc. Kể từ khi Canada bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ vào tháng 12/2018, Trung Quốc đã bắt giữ hai công dân Canada và kết án tử hình một công dân với tội danh buôn bán ma túy. Ở Australia, các nhà xuất khẩu thịt bò và rượu vang phàn nàn về sự chậm trễ của hải quan sau khi chính phủ ngụ ý Trung Quốc đang can thiệp vào chính trị và truyền thông.

Trung Quốc có thể bắt đầu “bất mãn” với New Zealand kể từ quyết định của chính phủ ông Ardern vào tháng 11/2018 theo đó, ngăn Huawei cung cấp thiết bị 5G cho các nhà khai thác viễn thông. Theo sau Australia và sau áp lực từ Mỹ, New Zealand cho biết công nghệ Huawei 5G gây ra nguy cơ an ninh quốc gia mơ hồ.

Đầu tháng này, Air New Zealand, hãng hàng không quốc gia của New Zealand, đã buộc phải chuyển hướng một chuyến bay đến Thượng Hải, do giấy tờ có liên quan đến Đài Loan.

Trong vài ngày, các dấu hiệu căng thẳng khác trong mối quan hệ đã được xác định với một loạt sự kiện. Có thể kể đến như, việc ấn định chính thức của năm du lịch Trung Quốc - New Zealand 2019 tại Wellington đã bị hoãn lại vì các quan chức cấp cao của Trung Quốc không thể tham dự.  Nhà xuất khẩu thủy sản Sanford của New Zealand cho biết một số lô hàng cá hồi tươi bị trì hoãn thông quan qua các cảng Trung Quốc

Truyền thống Trung Quốc có đưa tin du khách hủy bỏ kế hoạch đến New Zealand do lệnh cấm với Huawei và quan hệ chính trị căng thẳng và Chuyến công du của ông Ardern tới Bắc Kinh, dự kiến ​​ban đầu vào cuối năm ngoái, đã bị hoãn lại do “các vấn đề về lịch trình”.