Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nặng lòng với tình yêu Hà Nội

Kinhtedothi - Chàng kiến trúc sư trẻ tuổi ấy đã trót đem lòng yêu Hà Nội. Anh cất công sưu tầm...
Kinhtedothi - Chàng kiến trúc sư trẻ tuổi ấy đã trót đem lòng yêu Hà Nội. Anh cất công sưu tầm những bức ảnh cổ của vùng đất Kinh kỳ này với bao tâm huyết, nhiệt thành. Chính anh cũng không ngờ, khi công bố bộ ảnh đó, sự nghiệp của anh "chạm chân" sang những ngã rẽ mới.

Từ tình yêu Hà Nội

Đoàn Bắc không theo học một trường lớp chính quy nào về nhiếp ảnh, nhưng anh sinh ra trong một gia đình Hà Nội gốc, nhiều đời "nuôi nấng" nghề ảnh. Thầy dạy ảnh của anh đều là các chú trong họ - những “cây đại thụ” của làng nhiếp ảnh Việt Nam. Nào là nhà báo Đinh Gia Thoại và Vũ Xuân Thu - 2 trong 4 người đầu tiên xây dựng Đài Truyền hình Việt Nam, là nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành - nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam… Thầy thế nên cậu trò sinh năm 1975 đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý. Đoàn Bắc lớn lên đúng giai đoạn bao cấp rồi đất nước chuyển đổi, từ nhỏ đã được làm quen với ảnh, dù với nhiều gia đình, chụp một tấm ảnh kỷ niệm là chuyện cả năm mới có một lần. Và lẽ dĩ nhiên, Đoàn Bắc biết chụp ảnh từ nhỏ.
Thế mà khi lớn lên, anh lại học Đại học Kiến trúc, "lạc bước" với nghề truyền thống của gia đình. Nhưng có lẽ duyên nghiệp đã ấn định, nên cuộc đời quanh co lại đưa anh về với nhiếp ảnh. Trong "vai" tay máy nghiệp dư, nhưng Đoàn Bắc rong ruổi khắp các ngõ ngách Hà Nội. Bỗng một ngày, anh tò mò về hình ảnh Hà Nội xưa và bắt đầu kiếm tìm trên khắp các trang mạng. Các từ khóa tiếng Việt tìm không được thì gõ tiếng Anh, tiếng Pháp. Và thật bất ngờ, cả kho tư liệu về Hà Nội đã mở ra trước mắt. Mừng đấy, nhưng trong anh lại man mác một nỗi buồn. Anh tâm sự: “80% bức ảnh cổ của Hà Nội mà tôi tìm thấy hầu hết đều do các tay máy nghiệp dư chụp nên bố cục không chặt, thậm chí là... nhiều rác. Tôi thấy buồn và không chấp nhận việc ảnh của quê mình lại được đưa lên một cách nhem nhuốc như thế”.

Ban đầu, những bức ảnh anh sưu tầm được như anh nói "là một mớ hỗn độn", mà phải mất rất nhiều thời gian mới sắp xếp được thành một hệ thống. Kế đến, anh dành hơn một năm chỉ để phục chế ảnh theo góc nhìn của người cầm máy, từ đường nét, bố cục, chủ đề… với mong muốn trả lại bức ảnh về với nguyên bản. Khó nhất là phải làm sao để tìm lại câu chuyện cho mỗi tấm hình. "Ví như, khi đi tìm câu chuyện của bức ảnh chụp ô tô, tôi được một bác kể lại: Năm đó xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực dân Pháp thất bại trong một cuộc chiến. Không có năng lượng để chạy xe, họ bán tháo ô tô. Khi đó, bố tôi chớp thời cơ mua một chiếc như thế này về, chế lại bình xăng thành xe chạy bằng than đá, thế nên trong ảnh mới có một ông đứng sau xe xúc than”. Mặt khác, anh kỳ công chỉnh sửa từng li, giúp 1.820 bức ảnh cổ có độ sắc nét cao nhất... Thế nhưng anh vẫn cứ đau đáu vì trong tay còn khoảng 1.000 bức ảnh Hà Nội xưa chưa được phục dựng.

… đến trang mới cuộc đời

Với gần 3.000 tấm ảnh Hà Nội chụp từ năm 1831 đến trước năm 1954, có lẽ kiến trúc sư Đoàn Bắc đang có trong tay “kho” ảnh cổ về Hà Nội lớn nhất hiện nay. Nhưng anh không có ý định giữ nó cho riêng mình. Gần 2.000 bức ảnh đã chỉnh sửa, sau khi in và triển lãm, anh tặng toàn bộ cho Bảo tàng Hà Nội để lưu giữ và trưng bày. Anh mong rằng, thế hệ con cháu anh có thể hình dung chân thực nhất về Hà Nội, nơi chúng sinh ra và lớn lên. Và bởi “một bức ảnh đương đại với các bạn trẻ chụp hôm nay ngày mai đã thành cũ, mà đã cũ thì ít có sức hút và không được quan tâm. Nhưng ảnh cổ thì không bao giờ cũ và luôn mới lạ”- anh chia sẻ.
Đoàn Bắc còn nhớ, hồi triển lãm ảnh ở trường THCS Marie Curie, không phải các em thích thú với ảnh con người, ảnh phố cổ mà là bức đoàn quân về tiếp quản Thủ đô năm 1954. "Chúng bảo, nhìn vào những ánh mắt rạng ngời, đầy tự tin của người chiến thắng, được làm chủ, em thấy tự hào, yêu Thủ đô Hà Nội, yêu quê hương, đất nước vô cùng" - Đoàn Bắc nhớ lại nhận xét của các em học sinh.

Có lẽ, ý nghĩa của bộ ảnh đã lan tỏa, giúp Đoàn Bắc được công chúng biết đến và yêu quý. Cũng từ đó, anh chuyển hẳn sang nghề ảnh chuyên nghiệp. Đến nay, Đoàn Bắc có trong tay hàng ngàn bức ảnh cổ về Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Srilanka, Cambodia, Trung Quốc…

 Thích mỹ thuật, yêu những khuôn hình, bố cục, Đoàn Bắc luôn tìm tòi, sáng tạo để có cách tiếp cận đối tượng độc đáo, không đơn giản và rất khác người. Thế nên, nhiều nhiếp ảnh gia có nghề nhìn là biết tấm nào “made in” Đoàn Bắc. Anh kể, năm 2014 ra đảo Sinh Tồn (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa), ở đó đang xây trường học, anh bắt gặp cảnh những người thợ đang khắc tên trường bằng bay, liền chụp lấy chụp để bằng được các chữ “trường tiểu học sinh tồn” khi chúng từ từ hiện ra. Khi đó, Đoàn Bắc chụp bằng nhiều góc máy, từ trung đến cận, từ dưới lên, từ trên xuống, từ xa đến gần, khoảnh khắc đó không bao giờ lặp lại, và anh đã có một bộ ảnh độc. Từ chuyện sưu tầm ảnh cổ Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung, Đoàn Bắc muốn gửi gắm thông điệp, bức ảnh cổ đã quý, nhưng những hiện vật, con người còn lại cho đến bây giờ còn quý hơn và chúng ta phải gìn giữ cho muôn đời sau.

Cái cách yêu Hà Nội của chàng kiến trúc sư tuổi Mão này khiến người ta phải ngưỡng mộ. Hiếm ai đau đáu, trăn trở với những giá trị, hiện vật của Hà Nội đã và đang dần phôi phai như anh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ