Nghệ thuật quản lý của “Napoleon Đại đế”

Lan Ngọc
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong bối cảnh những cuốn sách dịch ra tiếng Việt về Napoleon cũng như về thời hậu Cách mạng Pháp ở Việt Nam vẫn chỉ “đếm trên đầu ngón tay”, thì “Napoleon Đại đế” vừa được Công ty Sách Omega Việt Nam cho ra mắt ngày 6/9 có thể xem là một hiện tượng bởi tầm vóc, quy mô, tính chất giàu sử liệu đã làm nên giá trị đặc biệt của tác phẩm.

 Bìa cuốn sách Naponeon Đại đế
“Napoleon Đại đế” là hồi ký một tập đầu tiên trong số các hồi ký về Napoleon được viết dựa trên tư liệu từ 33.000 lá thư mới được công bố gần đây của vị danh tướng này, tạo ra một sự chuyển biến toàn diện trong nhận thức của chúng ta về nhân cách và hoài bão của ông: Tháo vát toàn tài, quyết đoán, vị tha quá đỗi với kẻ thù và người vợ Josephine không mấy chuẩn mực. Giống Churchill, ông hiểu được tầm quan trọng của việc viết hồi ký; và các tập hồi ký của ông được chép lại trong thời gian bị lưu đày trên đảo St Helena đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất của thế kỷ XIX.

Chân dung Napoleon được khắc họa trong cuốn sách là một con người dữ dội – không chỉ là một vị chỉ huy mạnh mẽ, tự tin tột bậc mà còn là một nhà thống trị, một tác giả và một người tình bận rộn đến mức đáng ngạc nhiên. “Đối với tôi, chỉ có duy nhất một yêu cầu, đó là thành công” - ông viết vào năm 1805. Nhưng để đạt được thành công trong lĩnh vực mà Napoleon chọn lựa – tái kiến thiết nước Pháp và chinh phạt thế giới – đòi hỏi những phẩm chất cá nhân mà không có người nào khác cùng độ tuổi với ông sở hữu.

Đọc “Napoleon Đại đế” để hiểu tại sao vị tướng kiệt xuất đảo Corsica lại có thể chiếm được lòng ngưỡng mộ của thế giới lâu đến vậy. Cuốn sách của tác giả Roberts có thể xem là bài bút luận xuất sắc về nghệ thuật quản lý Nhà nước và là một sự chiêm nghiệm về một con người lịch sử.