Ngỡ ngàng với kiến trúc toà thành đá lớn nhất còn lại ở Đông Nam Á

Huy Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn sót lại trên thế giới. Năm 2011, Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Hơn 600 năm trước toà thành đá to lớn, hùng vĩ này được xây dựng chỉ vỏn vẹn trong vòng 3 tháng
Hơn 600 năm trước toà thành đá to lớn, hùng vĩ này được xây dựng chỉ vỏn vẹn trong vòng 3 tháng
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là Tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là Tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải công trình duy nhất trong nước và khu vực có lối kiến trúc bằng đá, nhưng Thành Nhà Hồ vẫn là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo.
Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải công trình duy nhất trong nước và khu vực có lối kiến trúc bằng đá, nhưng Thành Nhà Hồ vẫn là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo.
Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn.
Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn.
Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Trong hồ sơ di sản thế giới, thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15.
Trong hồ sơ di sản thế giới, thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15.
Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính. 
Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính. 
Các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới 6m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.
Các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới 6m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.
Tường thành đá có chu vi hơn 3,5 km được hình thành từ các khối đá xếp chồng lên nhau.
Tường thành đá có chu vi hơn 3,5 km được hình thành từ các khối đá xếp chồng lên nhau.
Đến thăm Thành Nhà Hồ du khách không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến những khối đá khổng lồ được liên kết với nhau chắc chắn mà không cần chất kết dính.
Đến thăm Thành Nhà Hồ du khách không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến những khối đá khổng lồ được liên kết với nhau chắc chắn mà không cần chất kết dính.
Năm 2023 , Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ đón khoảng 250 nghìn lượt khách đến tham quan, trong đó có gần 2.000 lượt khách quốc tế
Năm 2023 , Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ đón khoảng 250 nghìn lượt khách đến tham quan, trong đó có gần 2.000 lượt khách quốc tế
Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có Đàn tế Nam Giao.
Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có Đàn tế Nam Giao.
Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa.
Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa.
Ngày nay, Thành Nhà Hồ trở thành chứng nhân lịch sử và những giá trị tự thân của nó đương nhiên đã mang “tầm” thế giới khi chính thức ghi tên mình vào “ngôi đền” di sản văn hóa nhân loại.
Ngày nay, Thành Nhà Hồ trở thành chứng nhân lịch sử và những giá trị tự thân của nó đương nhiên đã mang “tầm” thế giới khi chính thức ghi tên mình vào “ngôi đền” di sản văn hóa nhân loại.
Có thể nói, nhìn trên bình diện nào, dù là kiến trúc, lịch sử, văn hóa hay khảo cổ, Thành Nhà Hồ đều “phát lộ” ánh hào quang của riêng nó. Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ giữ vai trò quan trọng, là nguồn tài nguyên vô hạn cho việc khai thác, phục vụ phát triển du lịch.
Có thể nói, nhìn trên bình diện nào, dù là kiến trúc, lịch sử, văn hóa hay khảo cổ, Thành Nhà Hồ đều “phát lộ” ánh hào quang của riêng nó. Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ giữ vai trò quan trọng, là nguồn tài nguyên vô hạn cho việc khai thác, phục vụ phát triển du lịch.