Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Diễn biến của thị trường sản xuất - tiêu thụ xi măng có thể phục hồi mạnh từ quý III/2025.

Thị trường phục hồi

Theo số liệu của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), sản lượng tiêu thụ xi măng trong nước từ tháng 1 - 5/2025 đạt hơn 33,76 triệu tấn, trong đó: khối Địa phương - Tập đoàn trong nước chiếm 49,17%; khối VICEM chiếm 29,38%; khối DN có vốn nước ngoài chiếm 21,45%.

Sau 3 tháng đầu năm khởi sắc, tháng 4 tiếp tục tăng nhẹ với tổng tiêu thụ nội địa đạt khoảng 8,9 triệu tấn. Tuy nhiên, đến tháng 5, thị trường bắt đầu chững lại với sản lượng giảm xuống 6,91 triệu tấn, tương đương giảm 22% so với tháng trước, dù vẫn tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2024.

Mức giảm mạnh này đồng thời trên cả 3 miền, miền Bắc thiếu cát trầm trọng do giá tăng phi mã và siết chặt quản lý khai thác, miền Nam gián đoạn nguồn đá xây dựng từ các mỏ lớn, miền Trung chịu ảnh hưởng bởi mưa bão sớm, khiến hàng loạt công trình ngừng thi công. Ngoài ra, quá trình sáp nhập hành chính cấp tỉnh và sự chờ đợi trong phê duyệt hồ sơ đầu tư công khiến hàng loạt công trình phải tạm dừng thi công, làm giảm nhu cầu vật liệu.

Đặc biệt, từ tháng 5/2025, giá điện bình quân đã tăng 4,8%, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất xi măng – vốn là ngành tiêu hao năng lượng lớn. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã phải điều chỉnh tăng giá bán từ 40.000 – 50.000 đồng/tấn để bù đắp, song mức tăng này khó chuyển hóa hoàn toàn sang người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường còn yếu.

Một ví dụ điển hình là Vicem Bút Sơn – dù tiêu thụ hơn 630.000 tấn xi măng trong quý I/2025 và tăng 16% doanh thu so với cùng kỳ, nhưng vẫn lỗ ròng 28,5 tỷ đồng. Điều này phản ánh rõ nét sức ép chi phí và tình trạng “tăng sản lượng nhưng không tăng lợi nhuận” đang phổ biến trong toàn ngành.

Cùng lúc, nguồn cung thị trường vật liệu xây dựng tiếp tục khan hiếm. Giá cát tại miền Bắc tăng từ mức 250.000 - 270.000 đồng/m³ lên tới 500.000 - 700.000 đồng/m3. Gạch xây cũng tăng gấp 3 - 4 lần. Tình trạng “găm hàng ảo” và nâng giá ở nhiều khu vực khiến thị trường thêm phần hỗn loạn. Ở khu vực miền Nam, nhiều công trình vẫn đang tạm dừng để chờ phê duyệt giá đá xây dựng mới.

Đại diện VNCA cho biết, dù tháng 6 chưa phải thời điểm bùng nổ tiêu thụ, nhưng từ tháng 7, khi các địa phương hoàn tất sáp nhập và bộ máy hành chính mới được kích hoạt, dự kiến nhiều dự án hạ tầng, NƠXH và quy hoạch đô thị sẽ được triển khai trở lại.

Bên cạnh đó, Bộ Công an và các cơ quan quản lý thị trường đang vào cuộc điều tra tình trạng đội giá vật liệu xây dựng, kỳ vọng giúp tạo ra sự minh bạch về giá vật liệu xây dựng và tháo gỡ phần nào khó khăn chi phí đầu vào.

Chính phủ cũng tiếp tục ưu tiên giải ngân đầu tư công, đây là lực kéo lớn nhất với nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng trong nước. Những tín hiệu này cho thấy triển vọng phục hồi rõ ràng từ quý 3/2025.

Tóm lại, tình hình tiêu thụ xi măng trong nước tháng 6 được dự báo sẽ tăng nhẹ so với tháng 5 nhưng chưa đạt lại mức cao của tháng 4, do thị trường vẫn chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, nguồn cung vật liệu xây dựng khan hiếm và tôc độ giải ngân đầu tư công vẫn chưa đạt như kỳ vọng. DN xi măng cần tiếp tục theo sát tình hình chính sách, kiểm soát tồn kho và chuẩn bị cho khả năng thị trường có thể phục hồi mạnh từ quý III.

Cơ hội bứt phá – xanh hóa, đổi mới, tối ưu giá thành

DN như Fico Tây Ninh Cement (Fico-YTL) đã tiên phong sản xuất xi măng “xanh” với lượng phát thải CO2 thấp hơn xi măng truyền thống từ 30 – 70%. Theo ông Joshua Yeoh Keong Junn – Tổng Giám đốc Fico-YTL, toàn bộ danh mục sản phẩm xanh, đều đạt chuẩn tối thiểu giảm phát thải CO2 so với xi măng portland (xi măng truyền thống) ít nhất là 30%, cao nhất giảm tới 70%. Đặc biệt, 100% xi măng của Fico-YTL sản xuất xi măng phát thải carbon thấp và đạt chứng nhận nhãn xanh.

Chiến lược phát triển của Fico-YTL cũng như khi đầu tư vào Việt Nam là cam kết bền vững, tập trung vào kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải carbon và ứng dụng năng lượng tái tạo. Sản phẩm xanh không chỉ tiêu thụ tốt trong nước mà còn mở cánh cửa vào xuất khẩu – nhất là thị trường EU đang áp dụng CBAM. Đây là lực đẩy lớn giúp doanh nghiệp cải tiến công nghệ, thu hút vốn đầu tư.

Để ngành xi măng bứt phá bền vững, cần một hệ sinh thái chính sách dài hạn bao gồm: ưu đãi thuế cho DN đầu tư dây chuyền xi măng xanh, khung pháp lý thống nhất cho dán nhãn năng lượng sản phẩm VLXD, nâng tiêu chuẩn môi trường bắt buộc trong các dự án công và thiết lập quỹ hỗ trợ cải tiến công nghệ cho các DN nhỏ và vừa.

TS. Nghiêm Quý Hào, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Kinh tế ứng dụng nhấn mạnh, tăng trưởng xanh đã trở thành một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.

Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước thực hiện các mục tiêu chiến lược về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững, việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trở thành một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh tại Việt Nam.

Trong thời gian qua, những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành gần đây, cùng với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, nhằm xanh hóa nguồn vốn, đa dạng hóa nguồn vốn, hỗ trợ các DN triển khai hiệu quả các dự án xanh và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG) đã đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc kết nối lý luận – thực tiễn – chính sách trong lĩnh vực tài chính, đầu tư và phát triển nói riêng, tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh nói chung.

TS Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam, cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhu cầu nguồn vốn xanh là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tài chính số, đặc biệt là chuỗi khối (Blockchain) và token hóa cung cấp cơ chế cắt giảm chi phí, mở rộng tiếp cận nhà đầu tư và minh bạch hóa dòng vốn cho các dự án bền vững.

Chính sách minh bạch và định hướng rõ ràng sẽ là bệ phóng cho ngành xi măng Việt Nam từ thị trường nội địa đến quốc tế, đồng thời đóng góp cho mục tiêu Net - Zero mà Chính phủ cam kết tại COP26.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cũng khuyến cáo, cơ hội chỉ thực sự mở ra với những DN có chiến lược rõ ràng và năng lực triển khai thực chất. Các nhà đầu tư ngày nay không chỉ tìm kiếm những cam kết “xanh” trên giấy, mà đòi hỏi bằng chứng cụ thể, minh bạch, có kiểm chứng.

Điều này đòi hỏi DN Việt phải chuyển mình nhanh chóng, từ việc rà soát và tổng kết các thành tựu xanh hiện có, xây dựng chiến lược bền vững dài hạn đến việc đầu tư cho công cụ đo lường, báo cáo và đạt được các chứng nhận xanh quốc tế. Việc lập báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) hay báo cáo phát triển bền vững định kỳ không chỉ phục vụ mục đích minh bạch hóa mà còn thể hiện cam kết nghiêm túc với các nhà đầu tư, khách hàng và cộng đồng.

Thách thức trong việc chuyển đổi xanh rõ ràng là không nhỏ. Chi phí đầu tư cho các dự án phát thải thấp, bền vững có thể sẽ cao hơn trong giai đoạn đầu, vì vậy, doanh nghiệp phải nâng cao năng lực nội bộ, đào tạo nhân lực, huy động hiệu quả nguồn lực để đảm bảo hiệu quả kinh tế dài hạn.

Trích dẫn
Trích dẫn 1
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, ngành Vật liệu xây dựng hiện là một trong những nhóm phát thải lớn nhất trong cơ cấu tổng phát thải quốc gia, đặc biệt là các phân ngành xi măng và gạch đất sét nung. Để hỗ trợ DN, Chính phủ đã có những chính sách thiết thực như giảm thuế clinker từ 10% xuống 5%, đồng thời xây dựng Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, theo hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.

Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng xuống 5%

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Áp lực với nhà thầu, người dân

Áp lực với nhà thầu, người dân

04 Jul, 06:54 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tại Hà Nội đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực nội thành, ven đô và ngoại thành. Tình trạng này đang gây ra những tác động lớn tới công tác lập dự toán công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư và cả người dân, những người phải gánh chi phí xây dựng ngày một tăng cao.

Phát triển Khu dân cư Xương Huân - Vạn Thạnh theo hướng đô thị ven biển hiện đại

Phát triển Khu dân cư Xương Huân - Vạn Thạnh theo hướng đô thị ven biển hiện đại

02 Jul, 10:46 AM

Kinhtedothi - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu dân cư các phường Xương Huân - Vạn Thạnh nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển đô thị ven biển, tạo quỹ đất phục vụ dân sinh, thương mại, dịch vụ và du lịch với các công trình từ 33 - 40 tầng.

Tạo động lực tăng trưởng

Tạo động lực tăng trưởng

02 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội là dự án trọng điểm của Thủ đô với kỳ vọng tạo động lực để Hà Nội thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ sinh học. Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 2788/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, tỷ lệ 1/2000.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ