Nhiều khó khăn trong quản lý thuế thương mại điện tử

Bảo Ngọc
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngành Thuế tỉnh Thái Bình đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử

Để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân chấp hành đúng pháp luật về thuế và nâng cao tính tuân thủ pháp luật về thuế, phòng tránh hành vi vi phạm về thuế, ngành Thuế tỉnh Thái Bình tiếp tục thông tin một số quy định về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, đặt ra bài toán về công tác quản lý cho ngành Thuế.

Thuế thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) là mô hình kinh doanh cho phép các công ty, cá nhân mua hàng và bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet. TMĐT đã thay đổi hoàn toàn phương thức mua sắm truyền thống, giá cả và chất lượng đa dạng đã trở nên phổ biến với sự tiện lợi.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chính sách thuế TMĐT đã giúp cho nhà quản lý thuế xác định được thông tin của các đối tượng phải nộp thuế và các giao dịch trực tuyến phải nộp thuế để xác định được  thu đúng thu đủ, tránh bỏ sót các đối tượng nộp thuế và xác định được các giao dịch trực tuyến phải nộp thuế thương mại điện tử.

Hiện nay, tại Việt Nam chính sách thuế hiện hành không phân biệt hoạt động kinh doanh theo phương thức hoạt động kinh doanh và truyền thống TMĐT. Thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT đang được thực hiện theo đúng quy định của các Luật Thuế (Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập doanh nghiệp).

Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nguồn thu thuế TMĐT chủ yếu từ 3 loại giao dịch gồm: Thu nhập từ hoạt động viết các ứng dụng trò chơi, quảng cáo qua: Facebook, Google, YouTube…; Các tổ chức, gia đình có hoạt động cho thuê nhà thông qua các trang mạng điện tử (Agoda, Booking...); Bán hàng qua mạng xã hội hoặc các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki…).

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Quy định tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn TMĐT có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn theo quy định cho cơ quan thuế thông tin của tổ chức, thương nhân và cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT. 

Những khó khăn trong quản lý thuế thương mại điện tử ở Việt Nam

Những khó khăn lớn nhất là quản lý đầy đủ các đối tượng nộp thuế và các nguồn thu thuế; Các cá nhân, các doanh nghiệp chưa tự giác kê khai nộp thuế; Các nhà cung cấp dịch vụ trên nền tảng số có hành vi và cơ hội để trốn thuế; Các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có hành vi gian lận thuế TMĐT nhưng không đăng ký kinh doanh., không đăng ký nộp thuế; Các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có hành vi gian lận thuế TMĐT như không kê khai hoặc kê khai thấp giá trị giao dịch thu nhập để trốn thuế.

Khó khăn nữa là trong hoạt động quản lý thông tin người nộp thuế đối với các giao dịch trực tuyến trong nội địa trên các sàn TMĐT cũng như các giao dịch TMĐT xuyên biên giới. Thêm nữa là khó khăn trong việc kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT.

Do chủ thể kinh doanh TMĐT không cần đến, cửa hiệu theo cách truyền thống, cửa hàng và các giao dịch hoàn toàn thực hiện bằng phương thức điện tử. Máy chủ có thể đặt tại nước ngoài và một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên một sàn giao dịch TMĐT và cùng lúc trên nhiều trang mạng xã hội và sàn giao dịch TMĐT.