Những hình ảnh của ngoại thành Hà Nội sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính

Bài và ảnh Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau 10 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, nhiều vùng nông thôn của Thủ đô đã chuyển mình mạnh mẽ. Sản xuất từ chỗ nhỏ lẻ, manh mún chuyển sang chuyên canh theo vùng và đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Hệ thống giao thông nông thôn, đường nội đồng, trường học, trạm y tế, điện được đầu tư khang trang, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.

Sau đây là một số hình ảnh về nông thôn Hà Nội:
 10 năm qua, Thủ đô Hà Nội đã tăng cường đầu tư cho các huyện ngoại thành về kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, trạm y tế theo hướng chuẩn hóa. Tổng mức hỗ trợ giai đoạn 2008 - 2018 khoảng 18.000 tỷ đồng.
 Nhân dân còn trồng hoa, hàng ngày dọn vệ sinh làm đẹp đường làng.
 
 
 Đầu tư của Thành phố đã huy động được nhiều nguồn vốn xã hội hoá từ các doanh nghiệp, tổ chức và người dân địa phường cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Tổng mức toàn xã hội đầu tư vào nông thôn trong 10 năm qua lên tới trên 43.400 tỷ đồng.
 
 Năm 2017, Hà Nội đã có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 1, đó là: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh trì, Hoài Đức.
 Nhiều địa phương đã bắt đầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2.
 
 
 
 Ngoài vẽ các con đường hoa bích hoạ, người dân còn trồng cây làm đẹp đường làng tạo cảnh quan môi trường.

 Các trường học, trạm y tế được xây dựng đạt chuẩn.
 
 Sau 10 năm hợp nhất, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch đáng kể từ thuần nông sang chuyên canh theo vùng sản xuất hàng hoá lớn…
Nông dân Song Phượng, huyện Đan Phượng phát triển bưởi diễn có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. 
 Nhiều địa phương đã xây dựng thương hiệu hàng hoá qua việc đăng ký địa lý chỉ dẫn cho nông sản như: Bưởi diễn, bưởi tôm vàng, nhãn chín muộn … 
 Đẩy mạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấy mô, nhà lưới trong lĩnh vực trồng rau, hoa... Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2008-2017 tăng trung bình 2,68%/năm. 
 Mê Linh phát triển hàng trăm héc - ta rau màu, hoa có giá trị cao.
 Thu nhập bình quân dầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm, gấp gần 3 lần năm 2008. thu hút hàng nghìn lao động đến làm việc, kéo theo các dịch vụ phát triển theo.
 Cùng với đó, các địa phương còn khối phục, phát triển 1.350 làng nghề sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tăng 70 làng so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng của các làng nghề đóng góp vào sản xuất tại nông thôn là trên 8,6%/năm. Làng gốm Bát Tràng.