Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh việc truy tặng danh hiệu cho 13 cố nghệ sĩ

Minh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 29/8, tại Nhà hát lớn Hà Nội 84 NSND và 307 NSƯT được rao tặng Danh hiệu NSND, NSƯT.

Đến dự buổi lễ trao tặng có Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện.
Những cánh chim đầu đàn
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: “Ngày 6/7 và tháng 12 năm 2018, tại phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước, Hội đồng đã thảo luận dân chủ, khách quan, trách nhiệm về các hồ sơ được trình lên Hội đồng. Hội đồng cấp Nhà nước đã bỏ phiếu kín về từng hồ sơ và nhất trí trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước ra Quyết dịnh phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND cho 84 NSƯT và danh hiệu NSƯT cho 309 nghệ sĩ”.
Trong đó, nghệ sĩ nam cao tuổi nhất – sinh năm 1927 (92 tuổi) là NSND Đường Tuấn Ba, nhà quay phim Hãng phim Giải phóng, nay là Công ty Cổ phần phim Giải phòng – Bộ VHTT&DL; thuộc lĩnh vực điện ảnh nữ nghệ sĩ cao tuổi nhất sinh năm 1937 (88 tuổi) là NSND Phó Thị Đức (Kim Đức), nguyên diễn viên hát, Đài tiếng nói Việt Nam thuộc lĩnh vực âm nhạc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh việc truy tặng danh hiệu cho 13 cố nghệ sĩ - Ảnh 1
Các nghệ sĩ vui mừng đến dự lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT. 
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Danh hiệu NSND, NSƯT là phần thưởng cao quý mà Nhà nước dành tặng cho đại diện tiêu biểu của đội ngũ văn nghệ sĩ trong nước. Đây là những nghệ sĩ đã được sinh trưởng, rèn luyện và phát triển trong sự nghiệp cách mạng – lực lượng tin cậy, trung thành của Đảng và Nhân dân, có lòng yêu nước nồng nàn, tâm huyết với nghề nghiệp, tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến to lớn, lâu dài và trực tiếp xây dựng nền nghệ thuật cách mạng của dân tộc, được đồng nghiệp và nhân dân tin yêu. Đây thực sự là những ngôi sao sáng trên bầu trời nghệ thuật văn hóa Việt Nam”.
Qua báo cáo Công tác xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân đánh giá cao sự chuyên nghiệp, nghiêm túc, minh bạch trong việc lựa chọn, xét duyệt danh hiệu NSND, NSƯT lần này, trong đó đáng ghi nhận độ tuổi nghệ sĩ đa dạng từ 32 – 92 tuổi. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ tài năng nghệ thuật, sự đóng góp, cống hiến của các nghệ sĩ ở lứa tuổi khác nhau có tính kế thừa qua các thế hệ.
Các nghệ sĩ được trao danh hiệu là đại diện tiêu biểu của nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, từ âm nhạc, điện ảnh, PTTH, sân khấu, múa… đây là những lĩnh vực nghệ thuật chủ đạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Các nghệ sĩ được trao danh hiệu đến từ khắp vùng miền của cả nước, từ nhiều dần tộc anh em như: Kinh, Thái, Mường, Tày, Nùng, H’Mông, Ê đê đến Jơ Rai, Khmer. Cùng với các nghệ sĩ khác, các nghệ sĩ được trao danh hiệu hôm nay sẽ là những cánh chim đầu đàn gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa, nghệ thuật đến các đồng bào, dân tộc nói riêng và có thể gìn giữ, phát huy được nền văn hóa dân tộc của Việt Nam nói chung. Đây là điều hết sức trân trọng.
“Lần trao danh hiệu năm nay, chúng ta còn truy tặng danh hiệu đối với 13 cố nghệ sĩ. Đây là sự trân trọng, ghi nhận của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với công lao, tài năng của các nghệ sĩ” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay.
Nghệ sĩ trẻ cần nâng cao bản lĩnh, trí tuệ
Trên cơ sở kết quả xét và kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước, 391 nghệ sĩ được quyết định trao danh hiệu lần này đều là những nghệ sĩ tâm huyết, tài năng và có nhiều cống hiến, được đồng nghiệp và nhân dân ghi nhận, tin yêu. 
Mặc dù phát triển văn hóa nói chung, nghệ thuật nói riêng trong thời gian qua đã có nhiều bước tiến quan trọng nhưng cũng còn đó không ít khó khăn, thách thức và cả những hạn chế, yếu kém mà chúng ta cần thẳng thăn nhìn nhận và sớm có các giải pháp khắc phục kịp thời.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Bối cảnh và tình hình đất nước thời gian tới đặt ra nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, trong đó cần phải hoàn thiện các chuẩn mực giá trị ăn hóa và con người Việt Nam tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đặc biệt, chúng ta đang tiến hành tổng kết, xây dựng các văn kiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2025 chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó xác định văn hóa, con người, khơi dậy khát vọng dân tộc trở thành một trong những đột phá chiến lược”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh việc truy tặng danh hiệu cho 13 cố nghệ sĩ - Ảnh 2
 Các nghệ sĩ trẻ vui mừng tại lễ trao tặng danh hiệu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: “Các nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ - sẽ tích cực học tập, rèn luyện nâng ca trí tuệ, bản lĩnh, kế thừa và phát huy truyền thống vinh quang của Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng luôn sáng tạo nghệ thuật mang tầm thời đại, xây dựng nền nghệ thuật Việt Nam ra thế giới, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
Nghệ sĩ Trần Hạnh đã có chia sẻ rất sâu sắc và cảm động là: “Tôi hạnh phúc vì được phong tặng danh hiệu NSND nhưng đó không phải là mục đích để làm nghề. Tôi đến với sân khấu vì tình yêu, vì sự đam mê. Mỗi khi được giao vai diễn nào, tôi đều cố gắng làm hết sức để không phụ lòng khán giả”. 
“Ở độ tuổi 90, nghệ sĩ Trần Hạnh vẫn giữ được cho mình tâm sáng, lòng trong và trái tim vị nghệ thuật, vị nhân sinh. Đó thực sự là một tấm gương trân quý để các thế hệ nghệ sĩ trẻ được học tập, noi theo” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Danh hiệu không phải là mục tiêu phấn đấu
NSND Tống Toàn Thắng (Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam): Biểu diễn xiếc là một ngành đặc thù nên có rất ít cơ hội để cọ xát, thi thố kiếm giải thưởng, huy chương mà trong tiêu chí xét tuyển thì phải có những yếu tố không thể thiếu về giải thưởng thì đó là một bất lợi cho ngành xiếc. Bản thân tôi là một người đã có mấy chục năm cống hiến cho nghề, đi biểu diễn khắp nơi trong nước và quốc tế, cũng đã được phong tặng NSƯT từ nhiều năm trước, tuy nhiên, đợt này được phong tặng NSND là một niềm hạnh phúc khiến những người như tôi cảm thấy yêu nghề hơn và hăng say cống hiến hằng ngày dù nghệ thuật xiếc còn gặp nhiều khó khăn. 
NSND Nguyễn Thị Minh Thu (Nhà hát Chèo Việt Nam): Có tên trong danh sách phong tặng NSND lần này, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, nhất là trong bối cảnh nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương hiện nay vắng bóng khán giả. Những nghệ sĩ như tôi đã sống trong thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật chèo, đi qua bao đổi thay, dù biết rằng, sự đìu hiu của sân khấu truyền thống sẽ khiến cho cuộc sống của người nghệ sĩ khó khăn gấp bội, song với một tình yêu dành cho nghề, chị vẫn tin rằng, nhiều đồng nghiệp, các thế hệ đàn em đã gắn bó với nghệ thuật truyền thống vẫn mãi gắn bó.
NSND Đoàn Thanh Bình (trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội): "Tôi vẫn nghĩ danh hiệu NSND không phải là một mục tiêu để phấn đấu trong cuộc đời nghệ sĩ, bởi nếu coi đó là mục đích, thì người ta sẽ còn biết làm gì sau khi đã đạt được danh hiệu cao quý nhất".